Sử dụng than đá và năng lượng hóa thạch tác động như thế nào đến môi trường?
Năng Lượng Tái TạoTài Liệu Kỹ ThuậtTin Tức Năng Lượng Tháng mười một 18, 2020 Nguyễn Ngọc Trai
Việc sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch được xem là “thủ phạm” gây ra các vấn đề biến đổi khí hậu và sự nóng lên của toàn cầu. Vậy chúng tác động như thế nào đến môi trường?
- Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo: Nhiều giải pháp ổn định vận hành lưới điện
- Năng lượng mặt trời là gì và có tác dụng gì?
- Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà theo Thông tư mới nhất
Ảnh hưởng của việc sử dụng than đá và năng lượng hóa thạch đến môi trường và sức khỏe con người
Việc sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch khác như dầu mỏ, khí đốt làm phát thải lượng lớn khí nhà kính, mang lại nhiều hệ lụy cho môi trường. Cụ thể, việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra lượng lớn khí CO2 và các chất ô nhiễm không khí như NO2, SO2, bụi mịn, các kim loại nặng… Mỗi năm, khoảng 21,3 tỉ tấn CO2 được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, trong đó 10,65 tỉ tấn là thải vào bầu khí quyển, góp phần gây tình trạng nóng lên toàn cầu. Các chất NO2, SO2 là thành phần chính gây mưa axit, phá hoại mùa màng và các công trình xây dựng. Trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch, than đá thải ra lượng CO2 lớn nhất, gấp đôi so với khí tự nhiên và nhiều hơn 30% so với xăng.
- Elon Musk bán biệt thự lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trị giá 7 triệu USD
- Bí quyết đảm bảo chất lượng hệ thống điện mặt trời
- Phú Yên sắp có nhà máy điện gió đầu tiên
Không chỉ trong quá trình sử dụng, việc khai thác, xử lý, phân phối than đá và các nhiên liệu hóa thạch cũng tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Theo đó, khi khai thác than đá, dù là phương pháp lộ thiên hay phương pháp hầm lò thì cũng tác động xấu đến tài nguyên đất, nước. Khai thác than lộ thiên gây hủy hoại toàn bộ thảm thực vật và lớp đất mặt, là một nguyên nhân gây xói mòn đất, làm mất nơi trú ngụ của nhiều sinh vật. Trong khi đó, khai thác than hầm lò lại gây lún đất, ô nhiễm nguồn nước… Khai thác dầu khí tạo ra các vấn đề như ô nhiễm dầu với đất, không khí và nước, dầu loang, sự cố tràn dầu, gây lún đất khi khai thác trên thềm lục địa…
Sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch làm phát thải lượng lớn khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu (Ảnh internet)
Bên cạnh tác động đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên, việc sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Cụ thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người của các nguồn năng lượng gốc hóa thạch là gì? Theo các nghiên cứu, ô nhiễm không khí do than là “thủ phạm” dẫn đến nhiều bệnh tim mạch và bệnh đường hô hấp. Người tiếp xúc với bụi than lâu có nguy cơ mắc bệnh phổi đen (bệnh bụi phổi) hiện nay vẫn chưa có cách điều trị triệt để, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Xu hướng sử dụng năng lượng thay thế cho than đá và năng lượng hóa thạch
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu, không thể phủ nhận vai trò của năng lượng hóa thạch nói chung và than đá nói riêng. Than đá, dầu mỏ, khí đốt đã và đang chiếm phần lớn trong tổng cung năng lượng trên toàn cầu. Than được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng, là nhiên liệu chính trong các nhà máy nhiệt điện; dùng trong các máy hơi nước, đầu máy xe lửa; các nhà máy luyện kim…
- 5 lợi ích thiết thực “phát triển điện mặt trời cho doanh nghiệp”
- Điện mặt trời đang có chi phí thấp nhất trong lịch sử
- Vật liệu mới trong tấm pin năng lượng mặt trời được chế tạo bởi nhà khoa học Việt Nam
Hầu hết các ngành công nghiệp nặng quan trọng đều có dấu ấn của năng lượng than. Nhiệt điện than suốt thời gian dài giữ vị thế quan trọng bậc nhất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của con người trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng kinh tế – xã hội.
So sánh các ưu nhược điểm của năng lượng hóa thạch, vấn đề đặt ra là cần tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế phù hợp để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Hơn nữa, than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch cũng đang ngày càng cạn kiệt do đây là nguồn năng lượng không tái tạo, tốc độ khai thác, sử dụng quá nhanh trong khi quá trình hình thành phải mất hàng triệu năm.
Vậy con người đã tìm được nguồn năng lượng thay thế là gì?
Các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió đang dần thay thế vai trò của than đá và năng lượng hóa thạch
Đó là các nguồn năng lượng tạo ra lượng khí thải carbon thấp hơn hoặc không tạo ra khí thải, được tạo ra từ các nguồn khác ngoài nhiên liệu hóa thạch. Cụ thể, các nguồn năng lượng thay thế cho than đá và năng lượng hóa thạch đang được phát triển hiện nay gồm:
- Năng lượng hạt nhân
- Thủy điện
- Điện năng lượng mặt trời (quang điện)
- Điện gió (phong điện)
- Điện sinh khối
- Địa nhiệt
- Điện thủy triều
Trong các nguồn năng lượng thay thế trên, điện năng lượng mặt trời và điện gió đang được ưu tiên phát triển tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới, là hai nguồn năng lượng tái tạo mới được dự báo sẽ thay cho năng lượng hóa thạch và than đá giữ vị thế bậc nhất trong ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu.
Nguồn : Công Ty Điện Mặt Trời Vũ Phong