Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Để mở rộng sự hiện diện của mình tại Indonesia, Google đã triển khai dự án mang tên “Loon” thông qua việc lắp đặt... Google lắp đặt khinh khí cầu phát sóng Internet

Để mở rộng sự hiện diện của mình tại Indonesia, Google đã triển khai dự án mang tên “Loon” thông qua việc lắp đặt 20.000 quả khinh khí cầu và thả lên tầng bình lưu để phát sóng Internet.

Dự án này được thực hiện theo thảo thuận hợp tác với 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet địa phương là Telkomsel, Axiata và Inmost.

Google lắp đặt khinh khí cầu phát sóng Internet
Dự án “Loon” được hy vọng sẽ mang lại quyền truy nhập bình đẳng cho quốc gia 255 triệu dân này

Indonesia là một quốc gia bao gồm 17.000 hòn đảo lớn nhỏ. Chính điều kiện địa lý phức tạp này đã khiến cho việc lắp đặt cơ sở hạ tầng mạng băng rộng cố định mặt đất và hệ thống cáp ngầm dưới biển trở thành một thách thức không hề nhỏ cả về góc độ kinh tế và kỹ thuật.

Theo Google, việc triển khai hệ thống khinh khí cầu phát sóng Internet có chi phí rẻ hơn so với việc lắp đặt cáp quang hoặc các cột thu phát sóng trên các hòn đảo. Với dự án này, Google hy vọng sẽ giúp người dân Indonesia có nhiều hơn những cơ hội truy nhập Internet và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Với 255 triệu dân, hiện mức thâm nhập Internet của Indonesia chỉ là 29%. Điều này có nghĩa là quốc gia này còn hơn 100 triệu dân vẫn chưa có kết nối internet. Ngoài ra, tốc độ kết nối Internet tại quốc gia này cũng rất thấp. Trước đây, chi phí xây dựng hệ thống cáp ngầm quá đắt đỏ và không khả thi. Do vậy, truy nhập Internet cung cấp qua mạng vệ tinh là lựa chọ duy nhất đối với nhiều người có nhu cầu. Tuy nhiên, việc lắp đặt, vận hành vệ tinh cho đến sử dụng dữ liệu qua hệ thống này cũng có chi phí cao đối với cả nhà cung cấp dịch vụ và người dùng đặc biệt là người nghèo.

Để tham gia sử dụng dịch vụ do “Loon” cung cấp, người dùng chỉ cần một thiết bị di động để kết nối trực tuyến với tốc độ lên đến 10 Mbps. Hiện mức thâm nhập di động của Indonesia đạt gần 100%, 23% thiết bị di động là điện thoại thông minh.

Tốc độ kết nối sẽ tương đương với 4G

Google công bố dự án khí cầu siêu áp lực lần đầu vào năm 2013, khi họ thả khoảng 30 khí cầu từ New Zealand. Bên dưới các khí cầu nhẹ hơn không khí có treo các thiết bị: Hai thiết bị thu phát sóng radio để thu phát truyền dữ liệu, kèm theo một radio dự phòng; Một thiết bị định vị GPS và máy tính cho chuyến bay; Một hệ thống điều khiển độ cao, để di chuyển khí cầu lên xuống tìm luồng gió thích hợp để đưa khí cầu đến vị trí mong muốn và Tấm năng lượng mặt trời cung cấp pin cho tất cả.

Với 10 Mbps, tốc độ này tương đương với tốc độ cung cấp trên mạng 3G và 4G. Mỗi khinh khí cầu có thể cung cấp kết nối cho một khu vực có đường kính khoảng 40km thông qua sử dụng sóng vô tuyến LTE.

Người dùng trên mặt đất có thể kết nối với mạng không dây bằng cách sử dụng các thiết bị di động của họ. Các khinh khí cầu sẽ chuyển tiếp lưu lượng truy cập từ các thiết bị này và cuối cùng chuyển đến mạng internet toàn cầu thông qua kết nối tốc độ cao.

Tuy nhiên, “Loon” không được chào đón hoàn toàn tại quốc gia này khi hãng viễn thông lớn nhất của Indonesia là Telekomunikasi đã thẳng thắn bác bỏ kế hoạch của Google và cho rằng dự án này sẽ làm suy yếu các hoạt động đầu tư của Telekomunikasi vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cáp quang.

Trên thực tế, Google không phải là công ty duy nhất sử dụng công nghệ thử nghiệm để mang sóng internet đến vùng xa xôi của thế giới bởi lẽ Facebook cũng đang phát triển một dự án tương tự dựa trên thiết bị bay. Theo công bố thiết bị bay của Facebook có khả năng bay trong 3 tháng mà không phải hạ cánh.

Lê Hường (Theo theguardian.com)