Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Đức tiên phong kiềm chế sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch Đức tiên phong kiềm chế sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch
Nangluong.news – Nếu cuộc đàm phán tại Paris đạt được thỏa thuận vào tuần tới về một kế hoạch toàn cầu để kiềm chế... Đức tiên phong kiềm chế sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch

Nangluong.news – Nếu cuộc đàm phán tại Paris đạt được thỏa thuận vào tuần tới về một kế hoạch toàn cầu để kiềm chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, câu hỏi tiếp theo sẽ là: Làm thế nào để các nước tham gia thực hiện các cam kết của họ?

Ảnh minh hoạ- photo: The New York Times

Ảnh minh hoạ- photo: The New York Times

Các nước có thể nhận được một số hướng dẫn từ Đức, nước đã tuyên bố một số thành công ban đầu trong việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng và cân bằng sự tăng trưởng kinh tế với vấn đề môi trường.

Nhiều quốc gia khác, các nhà lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp không mấy  khi Đức thực hiện quá trình chuyển đổi từ các nhà máy điện sử dụng carbon sang năng lượng tái tạo, tự mình cam kết để phát triển các nguồn năng lượng mới, giảm tiêu thụ, loại bỏ dần điện hạt nhân và đầu tư vào để có mức khí thải carbon thấp trong tương lai.

Nhưng năm ngoái, Đức, nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới, đạt đến một cột mốc quan trọng khi họ giảm tiêu thụ năng lượng tổng thể trong khi vẫn ghi nhận tăng trưởng kinh tế ở mức khiêm tốn là 1.5 %, phá vỡ mô hình truyền thống trong đó các quốc gia ghi nhận việc sử dụng năng lượng của họ chỉ giảm trong thời kỳ suy thoái.

“Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho thấy họ có thể tách rời sự phát triển kinh tế từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch”, Jim Yong Kim, chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết. “Đây là nhiệm vụ chính của thế hệ chúng tôi.”

Không phải những nỗ lực này không tồn tại thách thức. Do Đức đã tăng tốc từng bước để xóa bỏ điện hạt nhân, có nhiều giai đoạn họ đã quá lệ thuộc vào các nhà máy điện đốt than, và họ sẽ cần phải thực hiện cắt giảm sâu hơn lượng khí thải carbon hàng năm để đáp ứng mục tiêu giảm 40 % từ mức sử dụng năm 1990 vào năm 2020, một mục tiêu mà Chính phủ đặt ra. (Liên minh châu Âu, trong đó có Đức, cam kết đạt được mục tiêu chung đó vào năm 2030, như một phần của thỏa thuận của cuộc họp tại Paris.)

Người tiêu dùng Đức đang được yêu cầu ghánh chịu giá điện cao hơn nhiều so với hầu hết các nước khác do quá trình chuyển đổi năng lượng, trong đó các dự án chính phủ sẽ tiêu tốn ít nhất 550 tỷ euro, tương đương khoảng 597 tỉ đôla vào năm 2050 để bảo vệ ngành công nghiệp nặng ngốn nhiều năng lượng này.

Gần đây nhất, các chuyên gia đã cảnh báo rằng dòng chảy của gần một triệu người xin tị nạn trong năm nay có thể gây ra sự tăng lên trong khí thải.

“Điều quan trọng là chúng ta giải quyết vấn đề dân số hiện nay, hoặc nó có thể gây nguy hiểm cho mục tiêu của năm 2020 của chúng tôi”, ông Andreas Löschel, giáo sư kinh tế tại trường Đại học Münster đồng thời là cố vấn của chính phủ cho biết.

Tuy nhiên, bà Barbara Hendricks, bộ trưởng môi trường của Đức, cho biết bà tin rằng nước này có thể đạt được mục tiêu khí hậu của họ. Bà cho biết, khả năng mở rộng nền kinh tế trong khi giảm sử dụng năng lượng là một thành tựu lớn.

“Đó là điểm quyết định cho sự bền vững, để vẫn tăng trưởng tốt hơn, trong khi sử dụng ít tài nguyên hơn,” bà Hendricks cho biết vào ngày thứ Bảy.

Nguồn: Theo Bloomberg