Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời hộ gia đình được cập nhật mới nhất năm 2020 sẽ giúp chủ nhà có... Điện mặt trời hộ gia đình có chi phí thấp nhất bao nhiêu?

Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời hộ gia đình được cập nhật mới nhất năm 2020 sẽ giúp chủ nhà có thông tin cụ thể để cân nhắc, chuẩn bị tài chính đầu tư.

Điện mặt trời hộ gia đình tận dụng mái nhà sẵn có, không tốn thêm diện tích đất, không lo ngại bị nghẽn truyền tải, vừa cung cấp điện tại chỗ vừa có thể bán điện thừa lên lưới cho EVN, ngoài ra còn làm mát nhà, tăng độ bền mái và tăng thẩm mỹ cho công trình. Tuy điện mặt trời mang lại nhiều lợi ích thiết thực vậy nhưng nhiều hộ gia đình vẫn còn phân vân bởi nghe nói chi phí đầu tư ban đầu cao. Vậy thực tế, để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời cho gia đình, cần chi phí thấp nhất bao nhiêu?

Điện mặt trời được ngày càng nhiều gia đình lựa chọn

Chi phí tùy công suất lắp đặt và chất lượng, từ 20-25 triệu/kWp

Chi phí đầu tư một hệ thống điện mặt trời hộ gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng của các loại vật tư (đặc biệt là các vật tư chính như tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới…), điều kiện mái thi công (mái tôn, mái bằng hay mái ngói; mái cao hay thấp, có phức tạp hay không…) và chi phí lắp đặt của đơn vị thi công. Vật tư cao cấp, điều kiện thi công phức tạp, đơn vị thi công uy tín với tiêu chuẩn và chất lượng thi công cao, chế độ bảo hành bảo dưỡng tốt… thì sẽ đòi hỏi chi phí cao hơn. Bạn có thể tham khảo chi tiết các thành phần cấu thành bảng giá lắp đặt điện mặt trời áp mái tại đây.

Theo tính toán của Vũ Phong Solar, các hộ gia đình thường lắp hệ thống điện mặt trời có công suất khoảng dưới 10 kWh, cụ thể:

  • Hệ thống 3 kWp trở xuống: Những gia đình có nhu cầu thấp, dùng khoảng 600-1.200 kWh/tháng (tiền điện 1-2 triệu đồng/tháng)
  • Hệ thống 4-5 kWp: Những gia đình có nhu cầu trung bình, dùng khoảng 1.200-1.800 kWh/tháng (tiền điện 2-3 triệu đồng/tháng)
  • Hệ thống 6-8 kWp: Những gia đình có nhu cầu cao, dùng khoảng 1.800-2.400 kWh/tháng (tiền điện 3-4 triệu đồng/tháng)

Một hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với 16 tấm pin năng lượng mặt trời 320Wp hiệu suất cao

Với quy mô các hộ gia đình thông thường hiện nay, công suất lắp đặt từ 2-5kWp (diện tích 6-7m2/kWp), chỉ cần đầu tư từ 20-25 triệu đồng/kWp cho các sản phẩm chất lượng; và từ 25-27 triệu đồng/kWp cho các sản phẩm cao cấp có tiêu chuẩn và chất lượng vượt trội, bảo hành trên 25 năm. Các hộ gia đình muốn lắp đặt hệ thống công suất lớn (như có dãy nhà trọ, xưởng sản xuất, vừa nhà ở vừa văn phòng làm việc…) thì chi phí cho mỗi kWh sẽ giảm đi. Quy mô lắp đặt càng lớn, chi phí cho mỗi kWh sẽ càng giảm. Chẳng hạn, với công trình quy mô từ 1 MWp trở lên, giá thành mỗi kWp phổ thông sẽ chỉ còn mức 14-16 triệu đồng, cao cấp là từ 16-18 triệu đồng.

Lưu ý khi tính toán chi phí lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình

Khi tính toán, khảo sát giá để đầu tư lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình, bạn cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

    • Chi phí lắp đặt ban đầu thấp không có nghĩa là chi phí vận hành thấp: Nhiều hộ gia đình vì muốn giảm chi phí ban đầu nên quyết định chọn những sản phẩm vật tư (đặc biệt là pin mặt trời) từ các hãng kém tên tuổi của Trung Quốc hoặc không rõ xuất xứ. Điều này phần lớn mang lại tác dụng ngược bởi trong quá trình sử dụng phát sinh nhiều tiền sửa chữa, thay thế… khiến khiến tổng chi phí cao hơn. Vì vậy, tốt nhất, chủ nhà nên chọn các sản phẩm vật tư từ những thương hiệu uy tín với chế độ bảo hành rõ ràng để đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiết kiệm chi phí thực.
    • Cố cắt giảm chi phí lắp đặt: Thông thường, chi phí lắp đặt chiếm tỷ lệ khoảng 5-15% đơn giá hệ thống điện mặt trời hộ gia đình. Nhiều người muốn tối giảm chi phí này nên chọn đơn vị thi công chào giá thấp, thậm chí mua vật tư về tự lắp đặt. Điều này nhiều khi lại lợi bất cập hại. Bởi lẽ, lắp đặt hệ thống điện mặt trời gia đình đúng chuẩn không phải chuyện đơn giản. Nếu lắp đặt không đảm bảo, không những công suất và tuổi thọ của công trình bị giảm mà còn có thể dẫn đến chập, cháy điện, ảnh hưởng tới tính mạng của chính người sử dụng. Do vậy, tốt nhất các hộ gia đình nên chọn đơn vị thi công điện mặt trời có năng lực với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, có theo dõi giám sát hệ thống và đề xuất bảo trì bảo dưỡng định kỳ để yên tâm về sự an toàn cũng như chất lượng & tuổi thọ của công trình.

Nguồn: Vuphong.vn