Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
APEC hướng tới hợp tác mở, bình đẳng, vì phát triển APEC hướng tới hợp tác mở, bình đẳng, vì phát triển
Nangluong.news – Trong các ngày 18 và 19-11, tại Ma-ni-la diễn ra cuộc gặp gỡ thường kỳ các nhà lãnh đạo APEC. Hội nghị cấp... APEC hướng tới hợp tác mở, bình đẳng, vì phát triển

Nangluong.news – Trong các ngày 18 và 19-11, tại Ma-ni-la diễn ra cuộc gặp gỡ thường kỳ các nhà lãnh đạo APEC. Hội nghị cấp cao APEC năm nay có chủ đề “Hướng tới sự hoàn thiện thế giới này thông qua sự phát triển mở”. Nhân dịp này, Báo Nhân Dân xin giới thiệu bài viết của Tổng thống Nga V.Pu-tin về triển vọng hợp tác của APEC trong tương lai.

Trong thời gian dài, thương mại là động lực cho tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, một khi hiệu quả của việc tự do hóa thuế suất giảm, cần có những thỏa thuận bổ sung, bao trùm các dịch vụ, đầu tư, các rào cản phi thuế quan, chính sách cạnh tranh và trợ cấp. Nếu không có những cuộc đàm phán phức tạp, những thỏa hiệp tương hỗ, thì không thể đạt được điều này.

Cảng Vla-đi-vô-xtốc của Nga. Ảnh Sputnik

Cảng Vla-đi-vô-xtốc của Nga. Ảnh Sputnik

Một trong những lối thoát là làm sâu rộng thêm các liên kết kinh tế khu vực. Nga cùng Ác-mê-ni-a, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan và Cư-rơ-gư-xtan đã phát triển thành công Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU). Chương trình của chúng tôi ngay từ đầu đã được định hướng hợp tác với các nước và các liên kết kinh tế của họ. Trong tháng 5 năm nay, Hiệp định Thương mại tự do giữa EEU và Việt Nam đã được ký kết. 40 quốc gia khác cũng đang xem xét khả năng ký kết hiệp định tương tự.

Thỏa thuận về liên kết giữa EEU và sáng kiến của Trung Quốc “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” là một thí dụ cho quan hệ đối tác. Việc thực hiện dự án này sẽ cho phép mở rộng hàng loạt “các điểm nhỏ hẹp” trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải; điều chỉnh việc vận chuyển xuyên biên giới đối với hàng hóa và dịch vụ; đem lại xung lực mới cho liên kết giữa các nền kinh tế của APEC.

Chúng tôi hy vọng tiến đến các thỏa thuận cùng có lợi trong lĩnh vực năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo; phản ứng với tình trạng khẩn cấp, an ninh lương thực và nông nghiệp, tại Hội nghị cấp cao Nga-ASEAN diễn ra vào năm tới, tại Xô-tri của Nga.

Việc thành lập các khu thương mại tự do mới, về tổng thể, sẽ thúc đẩy sự hình thành các điều kiện thuận lợi cho việc tự do hóa các dòng thương mại và đầu tư vào châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi tin tưởng rằng, con đường chiến lược không chỉ là thông qua sự gia tăng về số lượng các khu thương mại tự do, mà còn thông qua việc cùng nhau nghiên cứu, soạn thảo và ứng dụng thực tiễn tốt nhất trong việc tự do hóa tại tất cả các thành viên APEC, có tính đến quan điểm và lợi ích của nhau. Vì lý do đó, cần tiếp tục chính sách nâng cao vai trò của APEC với tư cách là cơ quan điều phối các sáng kiến liên kết khác nhau nhằm hình thành tại khu vực này một thị trường chung, mở, không phân biệt và tự do. Việc thực hiện hiệu quả “Lộ trình hỗ trợ xúc tiến Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương”, đã được thông qua tại Bắc Kinh năm 2014, có một ý nghĩa đặc biệt.

Để thúc đẩy tiềm năng phát triển của các nước APEC, sẽ là không đủ nếu chỉ có luật chơi đối với các dòng hàng hóa hiện nay, mà cần nghiên cứu, soạn thảo cách tiếp cận chung đối với việc hình thành và điều chỉnh các thị trường đang manh nha trở thành một “nền kinh tế mới”, dựa trên công nghệ kỹ thuật số. Phải hình thành các định chế và các quy tắc bảo đảm cơ hội cho các doanh nghiệp hai nước chúng ta, nhằm tạo ra những sản phẩm hiện đại, có triển vọng và việc làm có chất lượng.

Nga đang tích cực tham gia các định chế tài chính mới tại khu vực, như Ngân hàng BRICS và Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB). Tôi tin tưởng rằng, hoạt động các định chế này không chỉ thúc đẩy sự phát triển tại châu Á – Thái Bình Dương, mà còn đóng góp củng cố tính bền vững trong hệ thống tài chính thế giới.

Ở cấp quốc gia, chúng tôi đang làm việc một cách nhất quán để tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi tối đa. Những nỗ lực đó cũng đã được quốc tế đánh giá tích cực: Bốn năm gần đây, trong bảng đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), mức xếp hạng của Nga đã được nâng lên 69 bậc, từ vị trí 120 lên 51.

Nga dành sự quan tâm đặc biệt cho việc phát triển tiềm năng vùng Viễn Đông. Năm nay, Nga đã xúc tiến thành lập các vùng lãnh thổ ưu tiên phát triển về kinh tế – xã hội – những khu kinh tế có các tổ hợp ưu đãi về thuế và các ưu đãi chưa từng có tiền lệ. Thành phố cảng Vla-đi-vô-xtốc đã thông qua bộ luật đặc biệt về cảng tự do. Chúng tôi dự kiến phổ biến quy chế này đến các cảng biển then chốt khác ở Viễn Đông…

Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, không thể thiếu bảo đảm về an ninh năng lượng trong khu vực APEC. Nga ủng hộ hành động của APEC nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào hệ thống khu vực về các nguồn nguyên liệu, năng lượng, phát triển các thị trường năng lượng liên kết, tăng sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, bảo đảm quyền tiếp cận công nghệ ít các-bon…

Tháng 12 tới sẽ diễn ra Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu tại Pa-ri (Pháp), nhằm nỗ lực đạt thỏa thuận toàn cầu về cắt giảm khí thải nhà kính. Chúng tôi quan tâm đến thành công của hoạt động như thế và đã đệ trình bản báo cáo về sự đóng góp vào những nỗ lực này.

Quy mô và tính chất đa dạng trong các nhiệm vụ mà APEC đang phải thực thi thật sự ấn tượng. Tôi tin tưởng rằng, chúng ta sẽ có thể giải quyết một cách thành công, khi dựa trên những nguyên tắc nền tảng là phối hợp hành động mang tính đối tác và vì lợi ích của các dân tộc chúng ta, hướng tới việc hình thành một gia đình châu Á-Thái Bình Dương thống nhất.

Solarv Team