Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Ngày nay, Công trình Xanh ngày một phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và cả xu hướng phát triển. Dưới... Những xu hướng phát triển công trình xanh năm 2017

Ngày nay, Công trình Xanh ngày một phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và cả xu hướng phát triển. Dưới đây là 5 trong số vô vàn các xu hướng phát triển của Công trình Xanh trên khắp thế giới.

Một phần nhờ vào Chương trình nghị sự Phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc, những dự án Công trình Xanh trên khắp thế giới đang tăng lên nhanh chóng. Thực tế, từ năm 2015 đến 2018, ít nhất 60% số dự án xây dựng trên toàn cầu đều nhận được chứng chỉ xanh, tức là con số đã tăng lên gấp đôi, theo Báo cáo Xu hướng Công trình Xanh thế giới.

Động lực chính đằng sau những Công trình Xanh chính là mục tiêu giảm lượng khí CO2 phát thải. Và cách tuyệt vời nhất để làm được điều đó là giải quyết các vấn đề xoay quanh việc sử dụng năng lượng. Cụ thể là để làm giảm tổng lượng năng lượng tiêu thụ và tăng lượng năng lượng sử dụng hiệu quả trong các ngôi nhà hoặc công trình trên khắp thế giới.

Dưới đây là danh sách 5 xu hướng Công trình Xanh trên thế giới của năm nay:

Pin năng lượng mặt trời với mọi hình dáng và kích thước

Với sự chấp nhận rộng rãi trên khắp thế giới, năng lượng sạch dễ dàng trở thành năng lượng của tương lai khi ngày càng có nhiều công nghệ năng lượng  tiên tiến hơn, tốt hơn, rẻ và nhanh chóng hơn.

  • Năm 2016, Ấn Độ chi ra 3 tỷ USD từ ngân sách nhà nước cho việc nghiên cứu năng lượng mặt trời đạt đến 100GW trước năm 2022.
  • Ngày 25/5/2017, Anh đưa ra thông tin đất nước này đã tạo ra được 1/4 lượng năng lượng mà họ cần chỉ với các tấm pin năng lượng mặt trời.
  • Những ngày đầu tháng 6 vừa qua, Trung Quốc có vẻ như đang trong giai đoạn giữa của quá trình tạo ra cánh đồng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.

Những tấm pin năng lượng mặt trời cồng kềnh và nặng nề với hệ thống lắp đặt phức tạp đã không còn là lựa chọn duy nhất cho việc lắp đặt mái nhà năng lượng mặt trời nữa.

Ở Mỹ, Tesla trong năm qua đã liên tiếp tung ra các thông tin và kết quả thử nghiệm loại ngói năng lượng mặt trời vừa nhẹ, bền mà hiệu quả tạo ra điện năng không kém cạnh gì với các tấm pin năng lượng mặt trời cổ điển. Và dự kiến nó sẽ được chính thức tung ra thị trường vào năm 2018.

Ở Úc, GS. Paul Dastoor của trường Đại học Newcastle đã thực hiện thành công thử nghiệm cuối cùng trên tấm pin năng lượng mặt trời siêu nhẹ được làm bằng cách In loại mực tích điện lên trên tấm nhựa. Tấm pin năng lượng này được chế tạo với chi phí rất thấp và có thể chính nó sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp pin năng lượng mặt trời.

Lưu trữ năng lượng

“Những cục pin có thể dự trữ năng lượng vô cùng thông dụng ở thời điểm 12 năm trở về trước, giống như sự phổ biến của pin năng lượng mặt trời bây giờ vậy”, tổ chức Tài chính Năng lượng mới Bloomberg ước tính.

Từ đó, loại pin lithium-ion cũng được ra đời, loại pin có thể trữ đủ lượng điện để vận hành một phương tiện di chuyển bằng điện hoặc thậm chí là cả một ngôi nhà. Nếu nhu cầu sử dụng loại pin này được nhân đôi thì các nhà sản xuất sẽ bắt đầu tính toán để hạ giá thành sản phẩm và từ đó sản phẩm sẽ có thể đến với nhiều người dùng hơn.

Một số những nhà đầu tư đã nắm bắt điều này bao gồm:

  • Mercedes-Ben đã tạo ra một bộ pin dự trữ năng lượng cho ngôi nhà có kích thước bằng một chiếc vali tại Đức vào năm 2015 nhưng đến nay, sản phẩm này vẫn chưa được phân bố rộng rãi trên thế giới. Mới gần đây, một cơ sở nữa được mở thêm ở California, Mỹ.
  • Powervault là nhà sản xuất pin dự trữ cho ngôi nhà đầu tiên ở Anh.
  • ElectrIQ là một trong những nhà sản xuất pin dự trữ năng lượng cho ngôi nhà lâu đời nhất ở Mỹ với sản phẩm có thể trữ được 10KWh năng lượng.

Hệ thống quản lý năng lượng

Để sử dụng hiệu quả pin mặt trời và pin trữ năng lượng, hệ thống quản lý năng lương (EMSs) thường được lắp đặt trong các khu kinh doanh và nhà ở xanh. EMSs quản lý cách sử dụng năng lượng của công trình và có thể tự động chiếu sáng, cung cấp năng lượng và tối đa hóa việc tiết kiệm năng lượng.

Ví dụ, The Edge, một công trình ở Amsterdam đã đoạt giải BREEAM cho văn phòng vào năm 2016, có khoảng 30 nghìn thiết bị nhận lệnh kết nối với một ứng dụng trên điện thoại thông minh. Ứng dụng này thu thập dữ liệu từ các nhân viên văn phòng và điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng tùy lượng người có trong tòa nhà, thâm chí là điều chỉnh cho từng người trong tòa nhà.

Một ví dụ khác là nhà thông minh của Honda ở Mỹ được trang bị hệ thống EMS để “giao tiếp” với mạng lưới điện để điều khiển cả ngôi nhà.

Thiết kế công trình thụ động

Những thiết kế công trình thụ động giúp giảm tối thiểu lượng năng lượng tiêu thụ bằng cách giảm nhu cầu về ánh sáng nhân tạo và kiểm soát nhiệt độ bên trong công trình. Bằng cách sử dụng các thiết bị thiết kế tiên tiến cho phép sử dụng tối đa ánh sáng mặt trời đi vào, trong khi đó hấp thụ tối đa lượng nhiệt vào mùa đông và cách nhiệt vào mùa hè.

Một trong những nhân tố của thiết kế thụ đồng có ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát nhiệt độ là cách tạo ra mái nhà.

Mái nhà xanh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhiệt độ bên ngoài tác động trực tiếp vào bên trong công trình. Cây xanh và hệ thống đất sẽ là lớp cách nhiệt cho công trình cho cả mùa đông và mùa hè.

Vật liệu xây dựng bền vững

Sử dụng gỗ và vật liệu tái chế được đánh giá cao trong những phương pháp để tạo ra công trình bền vững. Nhưng cũng có rất nhiều sự thay đổi phát sinh trong thế giới của những vật liệu bê tông sinh thái.

Tại sao tạo ra bê tông xanh lại quan trọng?

Bởi vì bê tông là vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và nó cũng tạo ra nhiều khí CO2 nhất. Vì vậy, bê tông xanh sẽ là giải pháp giải quyết cả hai vấn đề trên, một số loại bê tông xanh như AshCrete, Ferrock, HempCrete… và phần lớn đều là bê tông tự phục hồi.

Loại bê tông này được bổ sung thêm vi khuẩn, khi tiếp xúc với hơi nước chúng sẽ hoạt động và phát triển để lấp đầy các khoảng chống, nứt vỡ.

Có lẽ, trong tương lai gần, thuật ngữ “Công trình Xanh” sẽ không còn cần đến nữa bởi vì tất cả các công trình đều là bền vững.

Nguồn reatimes.vn