Ngành năng lượng 2016: Khí hậu thay đổi, thời thế đổi thay
Tin Tức Năng Lượng Tháng Một 27, 2016 News Energy
Nangluong.news – Thị trường năng lượng toàn cầu hiện nay đang đứng trước một điểm chuyển giao. Giá dầu giảm và việc sử dụng năng lượng tái tạo tăng vọt là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến ngành năng lượng.
The Economist Intelligence Unit (EIU) vừa công bố báo cáo Triển vọng các ngành kinh tế 2016, nêu bật những phân tích và dự báo về triển vọng các ngành ô tô, bán lẻ, năng lượng, tài chính, y tế và viễn thông. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn phần nói về ngành năng lượng.
Chỉ 1 năm trước, chúng ta từng mong 2015 sẽ là năm của nguồn năng lượng “rẻ hơn và xanh hơn” với giá nhiên liệu hóa thạch ở mức thấp và việc sử dụng năng lượng tái tạo tăng vọt. Điều này đã trở thành hiện thực và EIU dự báo xu hướng này sẽ còn tiếp tục được duy trì trong năm 2016.
Thật vậy, thị trường năng lượng toàn cầu hiện nay đang đứng trước một điểm chuyển giao. Trong giai đoạn tới, tiêu thụ carbon sẽ chậm lại trên toàn cầu. Các dự án sử dụng năng lượng tái tạo sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Mặc dù giá dầu trở nên rẻ hơn, khí tự nhiên và than đá vẫn được sử dụng trong tầm ngắn và trung hạn, nhưng về lâu dài, đang có một sự chuyển dịch theo hướng giảm năng lượng carbon. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đối với ngành năng lượng.
Sản xuất dầu của Mỹ sẽ giảm trong năm 2016, nhưng còn quá khiêm tốn để làm giá dầu tăng mạnh.
Giá dầu giữ ở mức thấp
Giá dầu giảm từ quý 3/2014, đến nay đã được hơn một năm. Thị trườngdầu mỏ toàn cầu đang trong giai đoạn khó khăn. Mặc dù nhu cầu đang tăng trở lại nhưng nguồn cung vẫn ở mức cao và lượng tồn kho lớn. Giá dầu thô biển Bắc trung bình trong cả năm 2015 ước đạt 53 USD/thùng, giảm từ mức trung bình 99 USD/thùng hồi năm 2014.
Giá dầu sẽ không tăng trở lại nhanh chóng. Nguồn cung của các nướcOPEC tiếp tục tăng trưởng mạnh trong khi sản lượng của Mỹ vẫn cao nên thị trường không thiếu dầu. OPEC sẽ không khoan nhượng để bảo vệ thị phần, điều này cũng có nghĩa là nguồn cung từ các nước xuất khẩu OPEC sẽ vẫn cao, đặc biệt là khi Iran được dỡ bỏ lệnh cấm vận.
Sản xuất dầu của Mỹ giảm kể từ quý 2/2015 và sẽ tiếp tục giảm vào năm 2016 nhưng lượng giảm này còn quá ít để đẩy giá tăng mạnh. Giá dầu sẽ lại đạt trung bình 53 USD/thùng trong năm nay.
Giá nhiên liệu hóa thạch giảm không làm mất tính ổn định của của việc sử dụng năng lượng tái tạo. Do Mỹ không tăng mạnh về tiêu thụ như năm 2015 còn nhu cầu của Trung Quốc chậm lại, nhu cầu dầu mỏ sẽ yếu đi vào năm 2016,. Thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ không bị thắt chặt trước năm 2017. Trước thời điểm này, người ta chưa thể thấy được những tác động của việc các công ty dầu cắt giảm đầu tư đáp ứng với thực tiễn giá dầu đang giảm.
Giá khí đốt và than đá cũng chung số phận
Cũng như thị trường dầu, thị trường khí đốt và than đá sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2016. Năm vừa qua, do nhu cầu yếu trong khi nguồn cung ở mức cao nên giá giảm. Sang năm 2016, giá chỉ phục hồi chút ít.
Năm 2016, công ty startup Sabine Passcủa tập đoàn Cheniere (Mỹ) sẽ xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) có nguồn gốc từ khí đá phiến. Các dự án LNG mới của Australia như dự án Gorgon của Chevron sẽ bổ sung sản lượng LNG trong năm nay. Nhu cầu bên ngoài nước Mỹ không nhiều nên sẽ làm giá tiếp tục làm giảm giá. Do đó, một số dự án LNG sẽ gây ra tranh luận tại nước Mỹ, Canada và Australia có thể sẽ bị trì hoãn. Nhu cầu than đá tại Trung Quốc tăng trở lại trong khi nhu cầu của Mỹ và châu Âu giảm sẽ làm đau đầu các nhà xuất khẩu than đá trên toàn thế giới. Ngay tại Ấn Độ, nơi mà nhu cầu LNG vẫn ở mức cao, sản xuất than trong nước đang được đẩy mạnh nhằm thay thế hàng nhập khẩu.
Paris, 2016 và xa hơn nữa
Tuy nhiên, giá nhiên liệu hóa thạch giảm trong năm 2016 không hạn chế việc sử dụng năng lượng tái tạo hình thức của quyền lực. Năng lượng tái tạo chiếm ưu thế (gần một nửa) trong tổng công suất điện mới trên toàn thế giới vào năm 2016. Nguyên nhân là do chi phí để triển khai dự án năng lượng tái tạo thấp hơn và các chính sách giảm sử dụng carbon trong ngành sản xuất điện được thực hiện ở nhiều nơi. Những yếu tố này sẽ làm giá cho việc sử dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất điện giảm dần để cạnh tranh với than đá và khí ga.
Tại Trung Quốc và Ấn Độ, năng lực sản xuất năng lượng mặt trời và gió đang cải thiện, cùng với những bước tiến bộ ở Mỹ và nước châu Âu, trong đó có Đức. Tiêu thụ điện sẽ tăng nhanh nhất trong tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu, và do đó, việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ đóng vai trò quan trọng để giảm mật độ carbon. Đây là một xu thế được đẩy mạnh từ các cuộc đàm phán về khí hậu tại Paris đầu tháng 12/2015.
Tại hội nghị COP20 tại Paris, các nước được yêu cầu phải nộp cam kết giảm khí thải từ năm 2020. Dự kiến đóng góp do quốc gia xác định (INDCs) không có phạm vi rõ ràng và cũng không được dao động trong phạm vi và không có khả năng thực hiện. Tuy nhiên, cả các nước phát triển và đang phát triển đều có mục tiêu chung là giảm mạnh lượng khí thải carbon của các hệ thống năng lượng. Mặc dù việc thực hiện các thỏa thuận Paris có thể chậm lại, nhưng rõ ràng là các giải pháp về năng lượng gồm sử dụng năng lượng tái tạo, chương trình định giá theo carbon và các mục tiêu giảm thiểu khí thải sẽ thúc đẩy sự phát triển các dự án năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả năng lượng trong năm 2016 và xa hơn nữa. Những thỏa thuận này còn quá chung chung để có thể ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu nhưng ít nhất thì xu hướng xanh là xu hướng không thể đảo ngược.
Những vấn đề cần theo dõi trong năm 2016
Dầu tại Iran: Sau khi đạt thỏa thuận hạt nhân, Iran thoát khỏi lệnh trừng phạt kéo dài 10 năm của Mỹ và EU. Nước này sẽ làm sản xuất 500.000 thùng dầu mỗi ngày để đưa vào thị trường toàn cầu. Iran mong muốn các nước phương Tây đầu tư vào ngành xử lý hydrocarbon tại nước này. Biện pháp trừng phạt của Mỹ kéo dài làm các công ty lớn như ExxonMobil và Chevron chưa dám đầu tư nhưng các công ty của châu Âu vẫn mong được quay trở lại Iran, bất chấp rủi ro chính trị khá cao tại quốc gia này.
Ấn Độ gây chú ý: Trung Quốc đang thực hiện cam kết, nhu cầu năng lượng bắt đầu chậm lại, dự báo lượng khí phát thải sẽ đạt đỉnh vào năm 2030. Ngược lại, tiêu thụ năng lượng của Ấn Độ sẽ tăng vọt và không có cam kết giảm ô nhiễm cũng như lượng phát thải. Sau diễn đàn tại Paris, Ấn Độ sẽ làm cả thế giới chú ý đến với các kế hoạch đầy tham vọng về phát triển điện gió và điện mặt trời, tuy việc sử dụng than của nước này chưa có dấu hiệu giảm.
Chuyện ngành than của Mỹ: Chính phủ Mỹ đưa ra Kế hoạch năng lượng sạch (CPP), hướng đến mục tiêu giảm 32% lượng khí phát thải của ngành điện vào năm 2030. Kế hoạch này nhận được sự phản đối của các thợ mỏ than. Cuối tháng 10/2015, có đến 24 trong số 50 bang của Mỹ (nhiều bang co ngành than phát triển) đệ trình văn bản để chống lại kế hoạch này. Tuy nhiên, vẫn có 18 bang ủng hộ CPP. Năm 2016 là năm có cuộc bầu cử tống thống nên vấn đề này sẽ vẫn còn gây chia rẽ, dù suy cho cùng, những người phản đối CPP đã nhìn thấy rõ thất bại.