Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Mô hình kinh tế tuần hoàn – Xu hướng tất yếu Mô hình kinh tế tuần hoàn – Xu hướng tất yếu
Tại Việt Nam, từ những năm 1980 đã có một số mô hình kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, như mô hình... Mô hình kinh tế tuần hoàn – Xu hướng tất yếu

Tại Việt Nam, từ những năm 1980 đã có một số mô hình kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, như mô hình vườn – ao – chuồng (VAC). Có thể coi đây gần như là một mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp dù chưa hoàn thiện và áp dụng chủ yếu ở quy mô nhỏ. Nó cũng bước đầu cho thấy hiệu quả, lợi ích của kinh tế tuần hoàn.

Những năm gần đây, nhiều sáng kiến quản trị doanh nghiệp bền vững và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được đề xuất và từng bước triển khai. Ngày càng nhiều doanh nghiệp chú ý, đầu tư cải tiến để từng bước phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, áp dụng các giải pháp xanh hóa sản xuất như sử dụng nguyên liệu bền vững, tận dụng năng lượng sạch, thực hành tiết kiệm năng lượng, xây dựng quy trình thu gom, tái chế…

mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan

Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh dẫn đến gia tăng phát thải khí nhà kính, suy giảm chất lượng môi trường, biến đổi khí hậu gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng, mô hình phát triển kinh tế tuyến tính đã không còn phù hợp.

Kinh tế tuần hoàn trở thành nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu. Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn quan trọng vì nó giúp thúc đẩy phát triển bền vững, đồng thời góp phần thực hiện các cam kết về giảm phát thải, trung hòa carbon, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp.

Mô hình kinh tế tuần hoàn đã được triển khai

Hiện nay, có một số mô hình về kinh tế tuần hoàn đã được triển khai như mô hình 3R với cách tiếp cận đơn giản hay mô hình 6R+ với cách tiếp cận tổng thể hơn. Mô hình 3R tập trung vào 3 hoạt động gồm: Reduce – Giảm sử dụng hàng hóa và tiêu thụ tài nguyên, Reuse – Tái sử dụng sản phẩm, tài nguyên và Recycle – Tái chế, tuần hoàn tài nguyên.

Theo Ellen MacArthur Foundation, ba nguyên tắc chính của một nền kinh tế tuần hoàn bao gồm: Giảm, loại bỏ thải và ô nhiễm; Kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và nguyên vật liệu; Tái tạo hệ thống tự nhiên.

Theo Điều 138, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, tiêu chí chung về kinh tế tuần hoàn bao gồm:

  • Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;
  • Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện;
  • Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.

Mô hình kinh tế tuần hoàn 6R+

Rethink and Redesign: Nhà sản xuất thay đổi tư duy, cách tiếp cận khi sản xuất bất kỳ sản phẩm hàng hóa mới nào về trách nhiệm thu hồi, tái sử dụng, tái chế…; đồng thời cải tiến, thay đổi thiết kế các sản phẩm hàng hóa đang sản xuất.

Refuse: Người tiêu dùng ủng hộ các sản phẩm xanh, từ chối sử dụng các sản không thân thiện với môi trường, tiêu tốn nhiều tài nguyên, năng lượng trong quá trình sản xuất/sử dụng, không có khả năng tái chế…

Reduce: Giảm việc tiêu dùng quá mức dẫn đến tiêu tốn, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thông qua các mô hình dùng chung, chia sẻ, lưu trữ…

Reuse: Sử dụng sản phẩm nhiều lần và có thể tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau thay vì chỉ sử dụng một lần

Remain và Repair: Nhà sản xuất đảm bảo hình thành và cung cấp các dịch vụ về bảo hành, bảo dưỡng, thay thế linh kiện, sửa chữa… để kéo dài tuổi thọ, vòng đời của sản phẩm

Recycle: Phục hồi tài nguyên bao gồm thu gom, phân loại, xử lý sản phẩm thải bỏ, tái chế…

mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan

Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Mới đây nhất, tháng 6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Một số ý thuộc các mục tiêu cụ thể được nêu ra trong Quyết định này:

Góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải KNK trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2025

Đến năm 2025, các dự án kinh tế tuần hoàn bắt đầu đi vào thực hiện và phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường; giảm tiêu hao năng lượng, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp…

mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan

Đến năm 2030, các dự án kinh tế tuần hoàn trở thành một động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo…

Đến năm 2025, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương…

Đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đạt 50%; 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế…
Bạn có thể xem toàn văn Quyết định số 687/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam (ban hành ngày 07/6/2022) tại đây.

 

Nguồn: https://vuphong.vn/phat-trien-kinh-te-tuan-hoan/