Đức sắp có tàu hỏa chạy hydro, chỉ thải ra hơi nước và nước sạch
Tin Tức Năng Lượng Tháng mười một 4, 2016 Năng Lượng News
Nangluong.news – Cuối năm 2017, nước Đức sẽ có một hệ thống tàu hỏa chạy hydro.
Cách đây không lâu, công ty vận tải Pháp có tên Alstom đã giới thiệu tàu hỏa chạy bằng khí hydro đầu tiên trên thế giới và theo như họ lên kế hoạch, con tàu này sẽ lần đầu tiên chuyển bánh vào cuối năm 2017.
Con tàu không gây ồn Coradia iLint được cung cấp năng lượng bằng những viên pin năng lượng hydro được đặt trên nóc tàu. Hơn nữa, nó sẽ không thải bất cứ loại chất gây hại nào và thay vào đó, con tàu sẽ chỉ cho ra hơi nước và nước được cô đọng.
Công ty Alstom đang nuôi hy vọng sẽ thay thế một số lượng lớn các tàu chạy nhiên liệu đốt trên toàn Châu Âu. Hiện tại đang có rất nhiều dự án “điện hóa” tàu hỏa trên khắp châu lục này, nhưng tàu nhiên liệu đốt vẫn còn được sử dụng rộng rãi.
Bản kế hoạch này được trình bày tại InnoTrans, một chương trình trao đổi thường niên tổ chức tại Berlin. Cuối năm 2017, chuyến tàu này sẽ chính thức được đưa vào sử dụng, nó sẽ sử dụng đường ray có sẵn nối liền Buxtehude-Bremervörde-Bremerhaven-Cuxhaven tại Lower Saxony, miền Đông Bắc nước Đức. Khu vực này hiện đã đặt hàng 14 con tàu chạy năng lượng hydro.
Sau khi được thử nghiệm và xét duyệt bởi Ủy ban Đường sắt Liên bang Đức, dự án sẽ được chính thức khởi công, dự kiến vào cuối năm 2016, .
Coradia iLint là con tàu chở khách chạy năng lượng hydro đầu tiên nhưng nó không phải là phương tiện đầu tiên sử dụng loại nhiên liệu tuyệt vời này.
Stan Thompson, chuyên gia chiến lược tại AT&T đã nói về việc sử dụng nhiên liệu hydro trong ngành được sắt từ năm 2004. Ông đã sử dụng thuật ngữ “hydrail” (kết hợp của hydro và rail – đường ray) để chỉ loại phương tiện tương lai của ngành đường sắt.
Còn tàu tiên tiến chạy năng lượng hydro là bước đi mới nhất của nước Đức trên chặng đường cải tiến toàn bộ ngành đường sắt. Giữa năm nay, hãng đường sắt lớn nhất Châu Âu, Deutsche Bahn, đã thông báo rằng họ đang làm việc với công nghệ tàu Hyperloop, với mong muốn đưa phương tiện của tương lai này gia nhập hệ thống vận chuyển của họ.
Nguồn: Genk