Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 vì nguy cơ thiếu điện Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 vì nguy cơ thiếu điện
Ngành điện Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn trong giai đoạn tới đó là: Thiếu nguồn năng lượng sơ cấp... Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 vì nguy cơ thiếu điện

Ngành điện Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn trong giai đoạn tới đó là: Thiếu nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện dẫn đến Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 và quy mô tiếp tục tăng lên khoảng 50 triệu tấn năm 2020.

nguy-co-thieu-dien-viet-nam-phai-nhap-khau-than-ngay-tu-nam-2016
Để đảm bảo nhu cầu phát điện, Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 với quy mô tăng nhanh trong các năm tiếp theo.

Phát biểu tại Hội nghị năng lượng diễn ra tuần qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khẳng định, Việt Nam luôn quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Hệ thống điện quốc gia Việt Nam hiện đã có những bước phát triển vượt bậc, đã đảm bảo cung cấp đủ điện với chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Tuy nhiên, ngành điện Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn trong giai đoạn tới đó là: Thiếu nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện dẫn đến Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 và quy mô tiếp tục tăng lên khoảng 50 triệu tấn năm 2020, trên 80 triệu tấn từ sau năm 2030; nhu cầu vốn đầu tư ngày càng lớn; yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng cao…

Còn theo ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank), phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ năng lượng tái tạo cao trong tổng cơ cấu phát điện, với thủy điện chiếm 42% tổng phát điện, cao hơn nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kể cả khi khai thác tốt tiềm năng năng lượng tái tạo, Việt Nam vẫn có thể không đáp ứng đủ nhu cầu trong tương lai.

“Tăng cường hiệu quả trong việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. Một lĩnh vực có lợi ích tiềm năng to lớn là thị trường mua bán điện khu vực”, World Bank nhìn nhận.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, việc tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả, mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo và tăng cường trao đổi điện trong khu vực Châu Á có thể giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tăng trưởng điện từ 7 – 10% mỗi năm cho tới năm 2030.

Theo đó, khi nhu cầu năng lượng gia tăng, Việt Nam cần đẩy mạnh sử dụng năng lượng hiệu quả và khai thác nhiều nguồn năng lượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đó bao gồm than, khí thiên nhiên, gió, mặt trời và thủy điện để đảm bảo nguồn cung cấp điện bền vững, tin cậy và giá cả hợp lý. Việt Nam cũng cần cân nhắc tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường trao đổi điện trong khu vực.

Để đảm bảo bền vững về tài chính cho ngành điện, bà Anita Marangoly George, Giám đốc cao cấp, Khối Chuyên ngành Toàn cầu về Năng lượng & Khai khoáng cho rằng, Việt Nam cũng cần thúc đẩy thị trường cạnh tranh hiệu quả và thu hút nguồn đầu tư từ cả khu vực nhà nước và tư nhân.

Phương Dung