Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Vì sao chỉ có Trung Quốc mới cứu được hành tinh? Vì sao chỉ có Trung Quốc mới cứu được hành tinh?
Nangluong.news – Trung Quốc đã mang lại cái giá quá đắt đối với môi trường chung của nhân loại.     Lượng than sử... Vì sao chỉ có Trung Quốc mới cứu được hành tinh?

Nangluong.news – Trung Quốc đã mang lại cái giá quá đắt đối với môi trường chung của nhân loại.

 

Khu sản xuất năng lượng gió Xinjiang, Trung Quốc.

Khu sản xuất năng lượng gió Xinjiang, Trung Quốc.

 

Lượng than sử dụng của Trung Quốc đã tăng một cách đáng kinh ngạc. Nền kinh tế của đất nước này đã tăng gấp bốn lần trong giai đoạn 12 năm đầu tiên của thế kỷ 21. Và hơn 70% nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình khổng lồ này đến từ việc đốt than đá.

Trung Quốc đã đạt được những thành tựu không thể chối cãi. Nhưng điều này cũng đồng thời mang lại cái giá quá đắt đối với môi trường, sự nóng lên toàn cầu và chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, khoảng 1,6 triệu người dân Trung Quốc chết sớm mỗi năm do các nguyên nhân có liên quan đến ô nhiễm không khí

Người dân Trung Quốc trên khắp đất nước đang thúc giục chính phủ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nguồn năng lượng dựa vào than đá sang xây dựng nguồn năng lượng xanh. Họ đã bắt đầu lo ngại đến sự biến đổi môi trường với những dấu hiệu đang diễn ra ngày càng trầm trọng.

Hình ảnh đối lập giữa hình ảnh thiên nhiên và khu công nghiệp ở Trung Quốc. Nguồn: Mary Kay Magistad

Hình ảnh đối lập giữa hình ảnh thiên nhiên và khu công nghiệp ở Trung Quốc. Nguồn: Mary Kay Magistad

Khi đốt cháy quá nhiều than và thải ra môi trường quá nhiều khí carbon, các sông băng sẽ bị ảnh hưởng và tan chảy nhanh hơn nhiều so với trước đây. Đây là một dấu hiệu rất nguy hiểm. Và người dân Trung Quốc ý thức được rằng họ phải làm bất cứ điều gì để có thể bảo vệ các sông băng.

Đặc biệt ở Trung Quốc, các sông băng trên dãy núi cao ở rìa biên giới phía Tây của đất nước này là nơi hình thành và là nguồn cung cấp nước cho một số con sông lớn trong khu vực, bao gồm cả sông Dương Tử và sông Mê Kông. Nếu biến đổi khí hậu và sự tan chảy của các sông băng không được ngăn chặn, người dân Trung Quốc và nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á sẽ mất đi nguồn cung cấp nước. So với các vấn đề năng lượng và các vấn đề khác, sự thiếu hụt nguồn nước gây ra ảnh hưởng kinh khủng nhất. Con người không thể sống mà không có nước.

GDP của Trung Quốc tăng gấp bốn lần trong hơn mười năm đầu của thế kỷ 21. Và cùng với đó là đất nước này đã trở thành nơi phát ra khí thải nhà kính hàng đầu thế giới trong năm 2007.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đã cam kết rằng, lượng thải khí nhà kính sẽ sụt giảm vào năm 2030, hoặc có thể sớm hơn. Tiêu chuẩn môi trường đang được nước này áp dụng nghiêm ngặt trên các phương tiện giao thông vận tải. Lượng sử dụng than đá đã giảm 3% trong năm 2014. Một phần là do tăng trưởng kinh tế chậm lại. Một nguyên do khác là vì sự chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như gió, năng lượng mặt trời, nước, hạt nhân. Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới trong việc sử dụng và sản xuất năng lượng gió và năng lượng mặt trời, tương đương với toàn bộ lượng điện năng mà Pháp và Đức tiêu thụ.

Việc sử dụng năng lượng tái tạo của Trung Quốc hiện đang tăng trưởng nhanh hơn so với lượng năng lượng nhiên liệu hóa thạch. Đến năm 2020, năng lượng tái tạo dự kiến chiếm 15% tổng số năng lượng sử dụng và 21% lượng điện năng của đất nước này. Trong khi đó, việc sử dụng than đá sẽ giảm từ tỷ lệ 70% ở 10 năm trước xuống còn khoảng 65 % trong giai đoạn hiện nay, và dự kiến sẽ giảm xuống còn 62% vào năm 2020.

Chính sách phát triển kiểu cũ của Trung Quốc dựa trên công nghiệp nặng, tiêu thụ nhiều năng lượng đang dần được chuyển sang nền kinh tế định hướng phát triển dịch vụ. Các thành phố đang mở rộng đường tàu điện ngầm, và một mạng lưới đường sắt cao tốc nối liền toàn quốc khuyến khích hàng triệu người Trung Quốc mỗi năm lựa chọn đi lại bằng tàu hỏa hơn là máy bay, giúp cắt giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính. Các tòa nhà mới sẽ được xây dựng dựa trên công nghệ dùng năng lượng hiệu quả. Đây là một yếu tố quan trọng, vì các tòa nhà chiếm đến 40% tổng số năng lượng sử dụng của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện cũng đang cố gắng sử dụng nguồn than đá một cách thật sự hiệu quả, bằng cách xây dựng những nhà máy nhiệt điện công nghệ cao. Bên cạnh đó, họ cũng là nhà sản xuất hàng đầu các thiết bị xử lý chất thải gây ô nhiễm.

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng lượng thải khí nhà kính của Trung Quốc vẫn được dự kiến sẽ tiếp tục leo thang trong một vài năm nữa, cùng với sự góp mặt của Ấn Độ, Brazil, Indonesia và các nền kinh tế đầy tham vọng khác.

Cảnh tượng phổ biến của những con sông băng và các phiến băng vĩ đại có độ tuổi nhiều ngàn năm bị vỡ ra và chìm vào đại dương đã khiến cho nhiều quốc gia cảm thấy sợ hãi. Một số nhà khoa học cảnh báo rằng đã quá muộn để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Những cơn bão đang ngày càng dữ dội, các dòng biển nóng lạnh thất thường, đại dương ngày càng ấm lên và mực nước biển dâng lên nhanh chóng. Những điều chúng ta đang làm chỉ để ngăn chặn điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Theo Xã Luận