Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Nangluong.news – Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới vừa duyệt khoản vay 102 USD cho Chính phủ Việt Nam, để hỗ... Vay WB 102 triệu USD để hỗ trợ việc tiết kiệm năng lượng

Nangluong.news – Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới vừa duyệt khoản vay 102 USD cho Chính phủ Việt Nam, để hỗ trợ nỗ lực của các doanh nghiệp công nghiệp áp dụng công nghệ và giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Thông qua dự án này, các doanh nghiệp công nghiệp sẽ tiếp cận được nguồn vốn mới để đầu tư công nghệ hiệu quả năng lượng và tối ưu hóa sản xuất, nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nguồn vốn vay của dự án sẽ được cung cấp cho các tổ chức tài chính tham gia dự án, sau đó các tổ chức này sẽ cho các doanh nghiệp công nghiệp vay lại để đầu tư cho các tiểu dự án tiết kiệm năng lượng.

Trong tổng số vốn 158 USD của dự án, 100 triệu USD đến từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế của WB (nguồn tài chính cho các quốc gia có thu nhập trung bình) và 1,7 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (nguồn quỹ của WB dành cho các nước nghèo nhất). Phần còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam, từ các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp công nghiệp tham gia vào dự án.

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc WB tại Việt Nam, việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng là lựa chọn tốt nhất và rẻ nhất. Nó sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng, giảm nhu cầu xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới, đồng thời giảm ô nhiễm và giảm nhẹ rủi ro của biến đổi khí hậu.

“Nếu các chương trình và chính sách mạnh mẽ hơn được đưa ra, các doanh nghiệp cũng sẽ có động cơ để cắt giảm lãng phí năng lượng và áp dụng các công nghệ hiệu quả năng lượng hơn.”, ông Ousmane Dione nói.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, tổng công suất nhiệt điện than tại Việt Nam đạt 55.300 MW chiếm 53,2% điện sản xuất, trong đó sẽ có tới 15 nhà máy điện than sẽ được xây dựng tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, trước thực tế nhiệt điện than đang thoái trào và bị loại bỏ dần trên thế giới hiện nay, cộng thêm sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và giảm giá thành điện với năng lượng tái tạo, các chuyên gia khuyến cáo: Việt Nam chưa thể loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than, nhưng rất cần ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo tối đa có thể, sau đó mới tính đến làm nhiệt điện; nhưng làm nhiệt điện than cần phải đáp ứng công nghệ tối thiểu là siêu giới hạn để hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Việc tổ chức tiết kiệm năng ượng hiệu quả cũng sẽ giải quyết được rất lớn bài toán năng lượng và phát triển hiện nay.

Nguồn: Vfpress