Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Uruguay sử dụng gần 100% năng lượng tái tạo Uruguay sử dụng gần 100% năng lượng tái tạo
Nangluong.news – Điều bất ngờ là Uruguay đã thực hiện tiến trình đó mà không cần một thứ công nghệ cao cấp nào, không... Uruguay sử dụng gần 100% năng lượng tái tạo

Nangluong.news – Điều bất ngờ là Uruguay đã thực hiện tiến trình đó mà không cần một thứ công nghệ cao cấp nào, không sử dụng năng lượng nguyên tử, và cũng không xây thêm nhà máy thủy điện nào trong suốt hơn 2 thập kỷ.

Chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, Uruguay đã thành công trong việc cắt giảm lượng khí thải CO2 mà không cần trợ giá từ chính phủ – Giám đốc năng lượng quốc gia nước này, ông Ramon Mendez, cho biết. Hiện tại, nguồn năng lượng tái tạo đang cung cấp đến 94,5% điện năng cho quốc gia này, trong khi giá điện lại thấp hơn trước đây.

Nhìn vào con số ấn tượng đó, người ta không thể tưởng tượng được rằng, chỉ cách đây 15 năm, Uruguay từng là quốc gia tiêu thụ rất nhiều dầu mỏ. Thời điểm bấy giờ, dầu mỏ chiếm đến 27% giá trị nhập khẩu của nước này, và một dự án xây dựng đường ống dẫn mới từ Argentina đang sắp sửa được thi công. Còn giờ, mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của họ là các turbine gió, có thể bắt gặp rất nhiều trên khắp các cảng biển của Uruguay, chờ được lắp đặt.

monitor_monitormonitoruruguay

Năng lượng mặt trời và năng lượng sinh học ở Uruguay cũng trỗi dậy mạnh mẽ. Cùng với thủy điện, các loại năng lượng tái sinh trên đã chiếm tới 55% tổng mức năng lượng của toàn quốc gia này, trong khi tỷ lệ sử dụng năng lượng tái sinh ở các nước khác chỉ ở mức trung bình 12%.

Dù chỉ là quốc gia nhỏ với dân số chỉ khoảng 3,4 triệu người, nhưng trong những năm gần đây Uruguay đã thực sự thu hút sự quan tâm của toàn thế giới khi đưa ra nhiều chính sách đổi mới như đi đầu trong việc kiểm soát hút thuốc lá, hay các chính sách được xem là tự do nhất trong khu vực Mỹ Latin về đám cưới đồng giới và nạo phá thai…

Và giờ đây, Uruguay lại được cả thế giới nể phục vì thực hiện thành công tiến trình xây dựng một nền kinh tế không có khí thải. Năm ngoái, Uruguay đã được các tổ chức gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Ủy ban Kinh tế khu vực Mỹ Latin và Caribe vinh danh là một trong số những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng xanh.

Ông Mendez – cũng là người phụ trách chính sách khí hậu của Uruguay – đã đến tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu ở Paris với lời cam kết tham vọng nhất từ trước đến nay: Giảm 88% lượng khí thải CO2 vào năm 2017.

Điều khiến người ta cảm thấy bất ngờ là Uruguay đã thực hiện tiến trình đó mà không cần một thứ công nghệ cao cấp nào, không sử dụng năng lượng nguyên tử, và cũng không xây thêm nhà máy thủy điện nào trong suốt hơn 2 thập kỷ. Thay vào đó, mấu chốt của sự thành công này chính là nằm ở những quyết định sáng suốt, quy định bảo vệ môi trường hữu hiệu của chính phủ và sự chung tay phối hợp của cả các ngành kinh tế quốc doanh và tư nhân.

Kết quả là, đầu tư vào năng lượng – đa phần là dành cho năng lượng tái sinh – ở Uruguay trong vòng 5 năm trở lại đây đã tăng lên đến 7 tỷ USD, chiếm 15% mức GDP hàng năm của quốc gia này. Con số đó cũng gấp 5 lần mức đầu tư trung bình vào ngành năng lượng trong cộng đồng các nước Mỹ Latin và gấp 3 lần mức trung bình của toàn thế giới.

Kết quả là điều dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, khi dọc tuyến đường số 5 nối từ thủ đô Montevideo đến khu vực phía Bắc chỉ dài chưa đến 200 dặm nhưng lại có vô số các nhà máy công nghiệp chế biến vận hành bằng nhiên liệu sinh học và 3 nhà máy điện gió. Chính phủ Uruguay thậm chí còn đảm bảo mức giá điện cố định trong vòng 20 năm cho các nhà đầu tư như Enercon. Và điều này đã thu hút được rất nhiều các công ty năng lượng đến quốc gia này. Quá trình cạnh tranh giữa các công ty này đã giúp mức giá điện ở Uruguay giảm tới 30% chỉ trong vòng 3 năm qua.

Ở Uruguay, các nhà máy điện gió như Peralta thậm chí còn cung cấp năng lượng cho các nhà máy thủy điện lân cận, nhờ đó mà các con đập ở nước này có thể duy trì được lượng nước lâu hơn sau mỗi mùa mưa. Theo ông Mendez, điều này đã giúp quốc gia của ông tránh được đến 70% các ảnh hưởng từ hạn hán.

Uruguay đang đặt mục tiêu kế tiếp nhằm vào lĩnh vực giao thông công cộng, hiện vẫn phải phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch.

Nguồn: Nhịp Sống Số