Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Trung Quốc xây thêm 155 nhà máy điện đốt than, bất chấp ô nhiễm Trung Quốc xây thêm 155 nhà máy điện đốt than, bất chấp ô nhiễm
Trung Quốc xây thêm 155 nhà máy điện đốt than, bất chấp ô nhiễm và lãng phí, theo báo New York Times. Nền kinh... Trung Quốc xây thêm 155 nhà máy điện đốt than, bất chấp ô nhiễm

Trung Quốc xây thêm 155 nhà máy điện đốt than, bất chấp ô nhiễm và lãng phí, theo báo New York Times.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và chính phủ cam kết tăng cường sử dụng nhiều hơn năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân, khiến cho những nhà máy điện đốt than trở nên vô dụng, theo các quan chức và học giả Trung Quốc, những thống kê được công khai gần đây, cùng bài viết “Bong bóng năng lượng than đá” (Coal Power Bubble) của tổ chức môi trường Hòa bình Xanh tại Đông Á vừa được công bố ngày 10.11 cho biết.
1447288159069_OAWF
Như vậy, sự lãng phí xảy ra với kế hoạch Trung Quốc xây thêm 155 nhà máy điện đốt than.
Ông Trương Bác Đình, Phó tổng thư ký Hội thủy điện quốc gia Trung Quốc, cho biết: “Lượng dự trữ than của Trung Quốc vượt xa nhu cầu sử dụng trong tương lai. Tuy nhiên, trong một vài năm nữa thì những nhà máy nhiệt điện này sẽ là một sự lãng phí. Điều này đã từng xảy ra trong ngành công nghiệp sản xuất thép và xi măng”.
Theo báo cáo của Hòa bình Xanh, trong vòng 9 tháng đầu năm 2015, 155 dự án xây dựng nhà máy điện từ than với tổng công suất dự kiến 123 gigawatt của các công ty nhà nước đã được cấp phép một phần hoặc cấp phép hoàn toàn.
Theo Hòa bình Xanh, chi phí đầu tư ước tính cho tất cả các dự án này khoảng 74 tỷ USD.
Việc Trung Quốc cấp phép xây dựng cho 155 nhà máy điện này cho thấy nước này vẫn trung thành với mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào việc tăng vốn đầu tư, thay vì dựa vào tăng trưởng tiêu dùng như đã hứa.
Điều này cũng đặt ra nghi vấn liệu Trung Quốc có thể sớm từ bỏ việc sử dụng than đá và chuyển sang các nguồn nhiên liệu phi hóa thạch (nước, hạt nhân) hay không.

Nhóm lợi ích năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng gió, năng lượng điện mặt trời và thủy điện đang chống lại việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện.

Theo nhóm lợi ích, việc xây thêm các nhà máy nhiệt điện sẽ khiến những nhà máy sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo khó bán được điện.
Do đó, nhóm lợi ích mong muốn chính phủ Trung Quốc sớm thực hiện các cam kết ưu tiên cho phát triển năng lượng tái tạo.
Phó tổng thư ký Trương cho biết: “Vì sao các nguồn năng lượng tái tạo lại không được chú ý đến? Đó là vì sự cần thiết phải giữ thị phần cho các nhà máy nhiệt điện. Chính quyền các địa phương cần duy trì sự phát triển ổn định và bảo đảm việc làm cho nhân dân, và để làm được điều đó họ phải giữ cho các nhà máy nhiệt điện một thị phần vừa đủ để hoạt động”.
Theo thống kê của Cục quản lý năng lượng quốc gia Trung Quốc, công suất năng lượng gió đã tăng không ngừng, nhưng lượng năng lượng gió bị lãng phí cũng tăng.

Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2015, tỷ lệ lãng phí năng lượng gió là 15%, gần như gấp đôi cùng kỳ năm 2014.

China Electric Power News dẫn lời ông Tần Hải Nham, Tổng thư ký hiệp hội năng lượng gió Trung Quốc: nếu như nước này vẫn tiếp tục ưu tiên sử dụng các nhà máy nhiệt điện, thì “sự cạnh tranh giữa năng lượng than đá và năng lượng gió sẽ trở nên khốc liệt hơn trong ít năm tới”.
Hiện tại, Trung Quốc là nước có lượng khí thải nhà kính nhiều nhất thế giới, và là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng ô nhiễm toàn cầu.
 
Cẩm Bình (theo The Age)