Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Nangluong.news – Khi Cơ sở Nam Sài Gòn – Đại học RMIT Việt Nam bị cắt điện vào đầu năm nay, một ý tưởng... Tấm pin năng lượng mặt trời và sáng kiến sử dụng năng lượng tái tạo

Nangluong.news – Khi Cơ sở Nam Sài Gòn – Đại học RMIT Việt Nam bị cắt điện vào đầu năm nay, một ý tưởng loé lên trong đầu Hayrettin Arisoy, trưởng phòng kỹ thuật Phân viện Công Nghệ.

Thay vì mua máy phát điện chạy bằng dầu Diesel để chiếu sáng, Mr Arisoy tính rằng ông có thể mua các tấm pin năng lượng mặt trời với cùng mức chi phí. Hơn nữa điều đó còn thúc đẩy những sáng kiến ​​năng lượng tái tạo đang phát triển tại Đại học RMIT Việt Nam

Hai trạm sạc năng lượng mặt trời vừa được lắp đặt tại Cơ sở phía Nam – Đại học RMIT Việt Nam vừa được hoàn thành và trang bị ổ cắm điện để sinh viên có thể sạc thiết bị điện tử và là khu vực thực tế để họ có thể nghiên cứu thêm.

Mr Arisoy nói: “Ngoài việc trạm sạc năng lượng mặt trời phục vụ nhu cầu người dùng để sạc thiết bị điện tử, đây còn là nơi các sinh viên có thể thu thập dữ liệu về hệ thống điện năng lượng mặt trời cho nghiên cứu

tam-pin-nang-luong-mat-troi-va-sang-kien-su-dung-nang-luong-tai-tao-2

Hayrettin Arisoy, Đỗ Thuỳ Dương và Alex Stojcevski, thành viên của Phân viện Công Nghệ ĐH RMIT Việt Nam sạc thiết bị điện tử của họ tại trạm sạc năng lượng mặt trời.

Mr Arisoy giải thích rằng dữ liệu về năng lượng mặt trời dựa trên vị trí tại Việt Nam hiện tại chưa có sẵn. Và những tấm pin này sẽ đáp ứng nhu cầu đó. Những trạm sạc thu thập dữ liệu về tổng lượng điện tạo ra từ năng lượng mặt trời mỗi chu kỳ 10 phút xuyên suốt ngày. Chúng ta có thể sử dụng những thông tin này để chạy những mô phỏng mang lại lợi ích thực tiễn. Nếu bạn xây một căn nhà và muốn tính xem mình cần mua bao nhiêu tấm pin năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái nhà và bao nhiêu ắc quy dự phòng, những mô phỏng chạy dựa trên dữ liệu từ trạm sạc đó sẽ cho bạn đáp án.

Ms Arisoy thêm rằng mặc dù Việt Nam đang tìm cách chuyển từ năng lượng than đá sang sử dụng năng lượng tái tạo quy mô lớn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong nhiều năm tới. Vì còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng năng lượng hiện có và nguồn năng lượng than đá và thuỷ điện giá rẻ vẫn được hỗ trợ giá của chính phủ. Tình trạng này dự báo sẽ thay đổi cải thiện đáng kể trong tương lai gần.

Giáo sư Alex Stojcevski, trưởng khoa Công nghệ ĐH RMIT Việt Nam chia sẻ rằng việc RMIT trở thành trường đại học tiên phong nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng năng lượng tái tạo là điều quan trọng trong bối cảnh này.

Giáo sư Stojcevski cho rằng “Việt Nam đã sẵn sàng để tăng trưởng vượt bậc trong vài thập kỷ tới. Để phát triển bền vững, nguồn năng lượng tái tạo cần đóng một vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy gia tăng năng suất của Việt Nam. Toàn bộ nhu cầu năng lượng của Việt Nam cần được đáp ứng bằng nguồn năng lượng tái tạo. Nếu không có nguồn năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ sản sinh ra 450 triệu tấn khí carbon dioxide mỗi năm và nhập khẩu 50% tổng nhu cầu nhiên liệu. Nguồn năng lượng bền vững từ mặt trời, gió, và công nghệ sinh học sẽ là nguồn năng lượng không thể thiếu đối với Việt Nam

Suy tưởng từ các sinh viên cũng như chương trình của RMIT Việt Nam, giáo sư Stojcevski cho rằng những nhà lãnh đạo Việt Nam trong tương lai cần có kiến thức về phát triển bền vững và tiềm năng của nguồn năng lượng tái tạo. “Chúng tôi đang chuẩn bị cho tương lai này bằng cách lồng ghép năng lượng tái tạo vào việc nghiên cứu và giảng dạy tại Phân viện Công nghệ. Những nghiên cứu quy tụ tập trung về “Thành phố thông minh” là một dấu hiệu rõ ràng trong kế hoạch của chúng tôi tại Phân viện Công nghệ”, giáo sư nói.

Một trong những sinh viên nghiên cứu về nguồn năng lượng tái tạo, sinh viên kỹ thuật Nguyễn Phương Duy, người đã xây dựng một hệ thống năng lượng kết hợp điện lưới như một phần của đề án trong lớp phát biểu: “Tôi nghĩ rằng trạm năng lượng mặt trời vừa mới lắp đặt mang đến một luồng khí trong lành đến trường. Đây là một bước tiến đúng đắn hướng đến một ngôi trường xanh, nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải làm vì một Việt Nam phát triển bền vững

Nguồn: Vuphong.vn (Theo Howie Phung)