Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Sử dụng than rẻ, cái giá phải trả không nhỏ Sử dụng than rẻ, cái giá phải trả không nhỏ
Hàng năm, có tới gần 3,3 triệu người chết sớm trên thế giới do ô nhiễm không khí. Tại Mỹ, số ca tử vong... Sử dụng than rẻ, cái giá phải trả không nhỏ

Hàng năm, có tới gần 3,3 triệu người chết sớm trên thế giới do ô nhiễm không khí. Tại Mỹ, số ca tử vong hàng năm là 55.000 và nguyên nhân hàng đầu là khí thải từ các nhà máynhiệt điện. Nếu không có những thay đổi lớn, con số tử vong sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Đó là những con số đáng lo ngại từ báo cáo của một nhóm nghiên cứu toàn cầu, vừa mới đăng tải trên tạp chí khoa học Nature.

041115_thanda
Ống khói của một nhà máy nhiệt điện than đốt. (Ảnh: AP/Jim Cole)

Trong số các nguồn phát thải có thể gây chết người, than đá là thủ phạm chính. Trong nhiều thập kỉ, vị trí này thuộc về dầu khí, thế nhưng từ đầu những năm 2000, than đá trở thành nguồn phát thải nhiên liệu hóa thạch lớn nhất và giữ nguyên vị trí dẫn đầu cho đến nay. Theo số liệu từ Tạp chí PNAS (xem hình dưới), tỉ lệ đóng góp phát thải từ dầu mỏ và than đá trong tổng mức phát thải toàn cầu đang có xu hướng thay đổi trái ngược.

041115_thanda1
Lượng phát thải từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (Nguồn: Tạp chí PNAS)

Lý do của xu hướng trên rất đơn giản: giá than quá rẻ. Thế nhưng cái giá “thực” của nguồn nguyên liệu này mới là điều đáng bàn.

Đối với người tiêu dùng và nhà cung cấp năng lượng, than đá rẻ tiền có vẻ là một điều kiện tốt. Năng lượng gió và mặt trời có thể có giá tới 70 hoặc 80 USD/MWh do các công ty cần bù lấp năng lượng khi thời tiết không có gió hay nắng. Trong khi đó, than đá chỉ có chi phí 50 USD/MWh, giúp duy trì hóa đơn điện hợp lý cho người tiêu dùng và lợi nhuận cao cho nhà sản xuất.

Vấn đề ở chỗ, con số trên không phản ánh đúng cái giá về mặt xã hội của than đá, như 3,3 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí. Các nhà kinh tế gọi đây là chi phí “ngoại tác”, nhưng cũng có thể coi đó là khoản trợ giá hay giảm giá. Vì vậy, về mặt xã hội nói chung, hoặc từ quan điểm của những cán bộ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cái giá thực sự của than đá cao hơn rất nhiều.

Vậy đâu mới là cái giá thực sự? Đó không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Đầu năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ước tính trợ cấp năng lượng “sau thuế”, tức các yếu tố bên ngoài không tính trong giá thành như ô nhiễm không khí, lên tới 5,3 tỉ USD trong 2015, tương đương khoảng 6,5% GDP toàn cầu, với gần 4% đến từ than đá.

041115_thanda2
Trợ cấp năng lượng toàn cầu trước và sau thuế, 2011-2015. (Nguồn: IMF)

Có thể thấy từ biểu đồ dưới đây của IMF, than đá là dạng năng lượng phát thải carbon cao nhất và gây ô nhiễm không khí nhiều nhất (đối với mỗi đơn vị năng lượng tạo ra), vậy nhưng hiện chưa có quốc gia nào thực sự đưa ra mức thuế hợp lý từ góc độ môi trường đối với việc sử dụng loại năng lượng này.

041115_thanda3
Trợ cấp sau thuế năm 2013. (Nguồn: IMF)

Có nhiều lý do để tin rằng lợi ích từ các loại thuế môi trường đối với việc sử dụng năng lượng cũng sẽ lớn tương đương với cái giá mà các nguồn năng lượng gây ra. IMF ước tính tổng doanh thu từ thuế toàn cầu sẽ lên đến con số 3 tỉ USD, cho phép các chính phủ đầu tư vào phát triển các nguồn năng lượng thay thế và giải quyết nhiều khiếm khuyết trong quy định cơ bản cũng như cơ sở hạ tầng. Loại bỏ trợ giá năng lượng cũng sẽ giúp giảm tới 20% phát thải carbon toàn cầu và giảm một nửa số ca tử vong do ô nhiễm không khí.

Thế nhưng, riêng đối với than đá, cơ hội cho thay đổi giá thành đang khép lại nhanh chóng. Cũng giống như đối với ô tô, cái giá “ẩn” của than đá cần một sự tính toán không hề dễ dàng. Tiền thuế cao đối với các mặt hàng thông thường có thể để lại hậu quả, và trong ngắn hạn, một vài hậu quả là vô cùng nghiêm trọng. Chẳng hạn như, người tiêu dùng phải chịu hóa đơn tiền điện cao hơn, hay các công ty buộc phải cắt giảm lương, nhân sự. Thế nhưng toàn xã hội sẽ nhận lại một điều xứng đáng: đó là một thế giới khỏe mạnh hơn.

Nguồn:Tuấn Anh (Theo citylab.com)/MT&ĐS