Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Kể từ tháng 11-2018, giá FiT (giá bán điện năng trả cho nhà sản xuất năng lượng tái tạo – NLTT) được điều chỉnh... Sẽ điều chỉnh nhiều cơ chế cho năng lượng tái tạo

Kể từ tháng 11-2018, giá FiT (giá bán điện năng trả cho nhà sản xuất năng lượng tái tạo – NLTT) được điều chỉnh lên cao hơn và số hồ sơ đăng ký đầu tư vào năng lượng gió và mặt trời cũng lên cao hơn nhờ giá thay đổi dẫn đễn những sự quan ngại về khả năng tiếp nhận của lưới điện quốc gia.

Một dự án điện gió ở Bình Thuận, nơi các dự án điện gió ngày càng được đăng ký nhiều hơn. Ảnh: TL

Trong khi đầu tư vào năng lượng gió và mặt trời bị giới hạn thì có một số lượng lớn các dự án đang phát triển với hồ sơ đăng ký công suất lên đến 26 GW (20 GW là năng lượng điện mặt trời). Phần lớn các hồ sô xin cấp phép được sử dụng cho các dự án ở miền Trung và miền Nam như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc.

Do đó xuất hiện sự quan ngại ngày càng tăng về khả năng tiếp nhận của lưới điện quốc gia. Đây là những đánh giá trong báo cáo của Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) được công bố hôm 26-11 tại Hà Nội. VEPG được thành lập theo thỏa thuận giữa Bộ Công Thương với Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB).

Ông Bruno Angelet, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam lý giải rằng, việc các dự án tích cực đầu tư vào NLTT là do giá bán điện năng đối với loại hình năng lượng này đã thay đổi. Quyết định 39/2018 có hiệu lực từ 11-2018 cho phép giá FiT của điện gió sẽ tăng lên 8,5 cent Mỹ/giờ (trên đất liền) và 9,8 cent Mỹ/giờ (ngoài khơi) trên mỗi kWh tương ứng. Mức giá này được áp dụng cho cấc dự án có một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới đi vào vận hành thương mại trước 1-11-2021.

Tuy trong vòng 7 năm qua mới có 200 MW năng lượng được đầu tư nhưng sự thay đổi của chính sách giá cũng có thể kéo theo những hệ lụy đăng ký đầu tư quá lớn, rủi ro cho bên mua điện (Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN) và hạ tầng điện lực quốc gia.

Để năm 2020 có thị trường bán buôn điện cạnh tranh đầy đủ, trước mắt cần huy động vốn tư nhân vào các dự án ngày càng nhiều hơn do vốn ODA hay vốn nhà nước cho các dự án điện là không thể đáp ứng nổi.

Với các dự án NLTT, nguyên nhân thiếu vốn do các Hợp đồng mua bán điện mẫu (PPA) không tương đồng với các thông lệ quốc tế khiến các dự án bị áp rủi ro về tài chính lớn. Nhóm công tác khuyến nghị điều chỉnh: EVN được loại trừ các nghĩa vụ thanh toán ngay cả khi không thể hấp thụ điện lên lưới do sự cố truyền tải hoặc lưới phân phối. Rủi ro này người mua phải chịu.

Không có chính sách phạt nếu EVN không thể lấy điện, cho dù EVN không chịu hợp tác hay thực hiện vì lý do khác (giảm nhẹ trách nhiệm bên bao tiêu điện). Ngoài ra, nên xem xét để lựa chọn NLTT (gió và mặt trời) vào thị trường điện theo hình thức hợp đồng trong trung hạn.

Nguồn: Báo Mới