Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Nhiều doanh nghiệp phát triển nhà máy thông minh, hiện đại và bền vững Nhiều doanh nghiệp phát triển nhà máy thông minh, hiện đại và bền vững
26 doanh nghiệp đã được hỗ trợ tư vấn phát triển mô hình nhà máy thông minh, trong đó một số doanh nghiệp ghi... Nhiều doanh nghiệp phát triển nhà máy thông minh, hiện đại và bền vững

26 doanh nghiệp đã được hỗ trợ tư vấn phát triển mô hình nhà máy thông minh, trong đó một số doanh nghiệp ghi nhận những cải tiến vượt bậc trong việc tối đa hóa hệ thống thông qua các hoạt động, điển hình như Công ty CP Kềm Nghĩa, Xí nghiệp bao bì Liksin…

Dự án đào tạo chuyên gia và hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh

Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh – Smart Factory được Bộ Công Thương phối hợp cùng tập đoàn Samsung Hàn Quốc triển khai, với mục tiêu đào tạo 100 chuyên gia Việt Nam và hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại 50 doanh nghiệp tiềm năng trong 2 năm (2022- 2023), từ đó nhân rộng hiệu quả, củng cố sức mạnh tổng hợp và tiếp tục tăng cường các hoạt động phát triển công nghiệp.

Trong năm 2022, dự án đã triển khai cho 26 doanh nghiệp, bao gồm 14 doanh nghiệp phía Bắc (đợt 1) và 12 doanh nghiệp phía Nam (đợt 2). Dự án sẽ tiếp tục được thực hiện tại 2 khu vực Nam, Bắc cho 24 doanh nghiệp vào năm 2023.

Khi tham gia chương trình, các doanh nghiệp được đào tạo và hướng dẫn để hoạch định chiến lược cũng như xây dựng lộ trình hướng tới “Nhà máy thông minh”. Hệ thống quản lý gồm các quá trình đã được thiết kế lại để tối ưu hóa, đảm bảo dòng chảy thông tin vận hành được thông suốt và liên tục. Các giải pháp quản trị trên nền tảng số hóa, tự động hóa được chuyên gia Samsung chuyển giao trực tiếp, giúp cả hệ thống quản lý và hiện trường sản xuất được thay đổi rõ rệt từ khâu tiếp nhận yêu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất tới lưu kho và chuyển giao sản phẩm. Các dữ liệu liên quan đến năng suất, chất lượng, giao hàng, chi phí… được quản lý và phân tích theo thời gian thực giúp nhà quản lý nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn trong việc ra quyết định.

Một trong những doanh nghiệp có kết quả thực hành xuất sắc nhất trong dự án là Công ty CP Kềm Nghĩa khi đã triển khai và đạt hiệu quả nổi bật: Kiểm soát lỗi bỏ sót công đoạn nhằm cải thiện tỷ lệ tái tạo; Nâng cao năng suất công đoạn mài kềm; Quản lý OEE (hiệu quả tổng thể) của máy dập nhằm gia tăng tỷ lệ vận hành; Giám sát tình trạng vận hành máy CNC (điều khiển bằng máy tính) và tuổi thọ công cụ…

Nha-may-thong-minh-Kem-NghiaĐánh giá hiệu quả Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại Công ty CP Kềm Nghĩa (Nguồn ảnh: Kềm Nghĩa)

Tại buổi báo cáo tổng kết chương trình, ông Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kềm Nghĩa – đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia và đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, cơ quan ban ngành đã hỗ trợ tối đa để Kềm Nghĩa đạt được những bước tiến đáng kể, đồng thời bày tỏ hy vọng “trong thời gian tới, đặc biệt là giai đoạn 2023-2024, Kềm Nghĩa sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của quý ban ngành, thành phố và SamSung để Kềm Nghĩa phát triển thành nhà máy thông minh – hiện đại – bền vững, trở thành một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của Tp.Hồ Chí Minh và Việt Nam”.

Được tư vấn hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh cùng đợt với Kềm Nghĩa còn có nhiều doanh nghiệp lớn như Cao su Thái Dương, Bóng đèn Điện Quang, Nhựa PH, Nhựa Rạng Đông Long An, Bao bì Liksin… Sau dự án, các doanh nghiệp được tư vấn sẽ tiếp tục phát triển hệ thống nhà máy thông minh nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng lực tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI thực hiện gần đây, có tới 92% doanh nghiệp (94% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 86% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) cho biết bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19 với các thách thức như khó tiếp cận khách hàng, thiếu hụt nhân công, mất cân đối dòng tiền, đứt gãy chuỗi cung ứng… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy, theo VCCI, sẵn sàng đối mặt với những thách thức, chủ động nắm bắt cơ hội đổi mới và sáng tạo, thích ứng và có phương án đón đầu các xu hướng mới của thị trường, xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế… là điều cần thiết để các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Việc phát triển các nhà máy thông minh, hiện đại; cải thiện để tối ưu hệ thống như cải tiến xây dựng, cải tiến hiện trường sản xuất… sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Song song với đó, nhiều doanh nghiệp cũng chủ động xây dựng các nhà máy bền vững bằng cách tự đầu tư hoặc hợp tác để sử dụng các nguồn năng lượng sạch và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Chẳng hạn như với Kềm Nghĩa, bằng việc hợp tác cùng Vũ Phong Energy Group và Quỹ đầu tư Đức ecoligo để phát triển hệ thống điện mặt trời công suất 2.232 kWp trên mái nhà máy tại KCN Tân Phú Trung, (Củ Chi, TP.HCM), Kềm Nghĩa sẽ được dùng năng lượng sạch để sản xuất với hơn 3,2 triệu kWh điện mặt trời mỗi năm, giúp giảm phát thải hơn 2.000 tấn CO2/năm. Thực hành giảm phát thải trong quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ giúp Kềm Nghĩa nâng cao giá trị thương hiệu cũng như sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong bối cảnh tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đang trở thành xu hướng toàn cầu.

kem-nghia-tien-phong-su-dung-nang-luong-sachVũ Phong Energy Group, Quỹ đầu tư ecoligo và Công ty Kềm Nghĩa Sài Gòn tại lễ ký kết hợp tác phát triển hệ thống điện mặt trời công suất 2.232 kWp

Chủ động phát triển nhà máy thông minh, hiện đại và bền vững đang là hướng đi của nhiều doanh nghiệp trong xu hướng mới của thị trường. Cũng chính vì vậy, mô hình BLT (Build – Lease – Transfer) điện mặt trời ngày càng được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Đây là mô hình hợp tác linh hoạt mà Vũ Phong Energy Group tiên phong triển khai từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 với sự tham gia của các quỹ đầu tư quốc tế. Mô hình này cho phép các doanh nghiệp sản xuất được sử dụng năng lượng sạch mà không phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu, chỉ cần tận dụng phần mái nhàn rỗi. Bên cạnh được sử dụng điện mặt trời để xanh hóa sản xuất, nhờ hợp đồng hợp tác dài hạn, doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm năng lượng và tránh được các rủi ro trong tương lai về chi phí năng lượng. Nó cũng thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp trong sản xuất có trách nhiệm và chung tay thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

Quý Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp năng lượng sạch để xanh hóa sản xuất, hướng tới phát triển bền vững vui lòng liên hệ Vũ Phong Energy Group qua Tổng đài 1800 7171 hoặc +84 9 1800 7171 hoặc qua email [email protected] để được hỗ trợ nhanh nhất!

* Ảnh đầu bài: Kềm Nghĩa

Nguồn: Vuphong.vn