Pháp mở nhà máy tái chế tấm năng lượng mặt trời đầu tiên của châu Âu
Pin Năng Lượng Mặt TrờiTin Tức Năng Lượng Tháng sáu 27, 2018 Năng Lượng News
Tập đoàn xử lý nước thải và chất thải Veolia của Pháp đã bắt đầu mở nhà máy tái chế tấm năng lượng mặt trời đầu tiên của châu Âu và hướng tới tái chế hàng ngàn tấm pin năng lượng mặt trời ‘già cỗi’ trong những năm tới.
Tập đoàn xử lý nước thải và chất thải Veolia của Pháp đã bắt đầu mở nhà máy tái chế tấm năng lượng mặt trời đầu tiên của châu Âu và hướng tới tái chế hàng ngàn tấm pin năng lượng mặt trời ‘già cỗi’ trong những năm tới.
Các thành phần của tấm pin năng lượng mặt trời tại nhà máy tái chế tấm pin năng lượng mặt trời của Veolia ở Rousset, Pháp vào ngày 25/6/2018. Ảnh: Reuters / Jean-Paul Pelissier
Nhà máy mới ở Rousset, miền Nam nước Pháp ký hợp đồng với tổ chức tái chế ngành năng lượng mặt trời PV Cycle France để tái chế 1.300 tấn tấm pin mặt trời vào năm 2018 và dự kiến tái chế lên tới 4.000 tấn vào năm 2022.
“Đây là nhà máy chuyên tái chế tấm pin mặt trời đầu tiên ở châu Âu, và có thể đầu tiên trên thế giới”, Gilles Carsuzaa, người đứng đầu Tập đoàn xử lý nước thải và chất thải Veolia nói với các phóng viên.
“Tấm panô quang điện (PV) đầu tiên có tuổi thọ khoảng 25 năm – hiện đang bắt đầu không thể đặt trên mái nhà và các nhà máy năng lượng mặt trời với khối lượng đủ ổn định và đáng kể để đảm bảo xây dựng một nhà máy chuyên dụng”, Veolia cho biết.
Cho đến nay, các tấm pin mặt trời cũ hoặc bị hỏng thường được tái chế trong các cơ sở tái chế thủy tinh đa năng, nơi chỉ có kính và khung nhôm được thu hồi và thủy tinh đặc biệt của chúng được trộn lẫn với các loại thủy tinh khác. Phần còn lại thường được đốt trong lò xi măng.
Trong một nghiên cứu năm 2016 về tái chế tấm pin năng lượng mặt trời, Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho rằng về lâu dài, việc xây dựng các nhà máy tái chế PV chuyên dụng rất có ý nghĩa. IRENA ước tính các vật liệu thu hồi có thể trị giá 450 triệu USD vào năm 2030 và hơn 15 tỷ USD vào năm 2050.
Nhân viên làm việc tại nhà máy tái chế tấm pin năng lượng mặt trời của Veolia ở Rousset, Pháp vào ngày 25/6/2018. Ảnh: Reuters / Jean-Paul Pelissier
Những robot trong nhà máy mới của Veolia tháo rời các tấm để thu hồi thủy tinh, silic, nhựa, đồng và bạc, được nghiền nát thành các hạt có thể sử dụng để chế tạo các tấm mới.
Một tấm pin năng lượng mặt trời làm từ tinh thể silicon điển hình được tạo thành từ 65-75% thủy tinh, 10-15% nhôm để làm khung, 10% nhựa và chỉ 3-5% silicon. Nhà máy mới này không tái chế các tấm pin mặt trời mỏng – loại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thị trường Pháp.
Veolia cho biết họ muốn tái chế tất cả các tấm PV đã ngừng hoạt động ở Pháp và muốn nhân rộng mô hình này để xây dựng các nhà máy tương tự ở nước ngoài.
Theo Veolia, năng lượng mặt trời được lắp đặt tăng từ 30-40% mỗi năm ở Pháp, với 53.000 tấn được lắp đặt trong năm 2016 và 84.000 tấn vào năm 2017.
Trên toàn thế giới, Veolia dự đoán khối lượng các tấm PV ngừng hoạt động sẽ tăng lên 10 triệu tấn vào năm 2050.
Nguồn: Báo Mới