Mỹ: Park City cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo
Năng Lượng Tái TạoTin Tức Năng Lượng Tháng mười 20, 2016 Năng Lượng News
Nangluong.news – Park City, thành phố du lịch xinh đẹp ở Utah (một tiểu bang ở miền Tây nước Mỹ) đang phải chịu ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Cả thành phố phải vật lộn với việc lượng tuyết rơi giảm khiến cho mùa đông – thời điểm thu hút hàng ngàn người trượt tuyết từ khắp nơi trên thế giới ngắn hơn so với trước đó.
Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố không “ngồi yên” nhìn sự ảnh hưởng tự nhiên đó. Các nhà quản lý của thành phố cam kết sẽ sử dụng hoàn toàn 100% lượng tái tạo vào năm 2032. Thông báo này được đưa ra chỉ vài tháng sau khi thành phố Salt Lake City (một thành phố du lịch khác ở Utah) cam kết chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch.
Thị trưởng Jack Thomas cho biết: “Cam kết của Park City cho việc sử dụng 100% điện tái tạo được định hướng bởi cộng đồng của chúng tôi. Niềm đam mê và trách nhiệm của người dân đối với môi trường tự nhiên sẽ khiến cho Park City là một nơi rất đặc biệt để sống. Hơn thế nữa, không chỉ Park City, tôi mong muốn các cộng đồng khác trên toàn quốc sẽ cùng tham gia với chúng tôi trong mục tiêu này.”
Hiện tại, tổng cộng 19 thành phố của Mỹ đã cam kết sử dụng đến 100% năng lượng tái tạo, gia nhập vào một danh sách ngày càng tăng của hàng trăm thành phố, khu vực, quốc gia và các tổ chức – bao gồm các cộng đồng miền núi Boulder, Colorado. Năm ngoái, Aspen, Colorado đã trở thành thành phố thứ ba của Mỹ đạt 100% năng lượng tái tạo, sau Burlington, Vermont và Greensburg, Kansas.
Park City cũng đang hướng tới việc đạt được mục tiêu không phát thải khí nhà kính vào năm 2022. Thành phố đã có những mục tiêu đầy tham vọng cho một cộng đồng mà đến 80% năng lượng của nó dựa vào than đá. Nhưng Park City đang có những bước khởi đầu tốt đẹp trên con đường của mình với việc lắp đặt hơn 1.200 tấm pin mặt trời khắp thành phố. Cùng với đó là việc thực hiện một chương trình năng lượng có hiệu quả mạnh mẽ và sẽ sớm đưa xe điện vào thay thế cho các phương tiên giao thông nhiều khí thải trên đường phố.
Nguồn: Baomoi (Theo Inhabitat)