Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Theo nghiên cứu mới nhất tại Trung Quốc trên 55 sinh viên, hít thở không khí ô nhiễm có thể khiến hoóc môn stress... Ô nhiễm không khí gây stress như thế nào?

Theo nghiên cứu mới nhất tại Trung Quốc trên 55 sinh viên, hít thở không khí ô nhiễm có thể khiến hoóc môn stress tăng cao. Điều này giúp giải thích tại sao việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài liên quan với bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường và giảm tuổi thọ.

TS. Haidong Kan, ĐH Fudan (Thượng Hải, Trung Quốc) và các cộng sự đã xem xét những ảnh hưởng đặc biệt lên sức khỏe của các hạt bụi xuất phát từ công nghiệp.

Những hạt bụi này có thể theo đường thở và kẹt lại trong phổi.

Trong khi mức độ bụi đang giảm ở Mỹ trong những năm gần đây thì nó lại có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy mức độ hooc môn stress sẽ tăng lên chỉ sau 12 ngày tiếp xúc với các hạt bụi ô nhiễm nguy hiểm.

“Nghiên cứu này đã bổ sung thêm những bằng chứng cho thấy sự tiếp xúc với không khí ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta, dẫn tới nguy cơ tim mạch cao hơn”, TS Kan nói.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bụi có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách hơn chúng ta biết. Vì vậy, việc hiểu rõ tầm quan trọng của việc làm thế nào để giảm bụi ô nhiễm ngày càng cần thiết”.

Nghiên cứu mới đang tải trên tạp chí Circulation, trên 55 sinh viên khỏe mạnh sống tại Thượng Hải – một thành phố có mức độ ô nhiễm trung bình so với các thành phố khác ở Trung Quốc.

TS Kan và các cộng sự đã lắp đặt máy lọc không khí ở trong ký túc xá sinh viên trong 9 ngày. Một số máy hoạt động, số khác thì không.

Sau 12 ngày, bộ lọc sẽ bị gỡ bỏ và các nhà nghiên cứu sẽ lại tiến hành 1 thử nghiệm 9 ngày khác: các phòng chạy máy lọc sẽ ngừng hoạt động và các phòng máy lọc trước đó không hoạt động sẽ được bật máy.

Ở cuối mỗi giai đoạn 9 ngày, các nhà nghiên cứu đều kiểm tra cấp độ phân tử trong máu và nước tiểu của bệnh nhân về mức độ tiếp xúc với bụi ô nhiễm.

Mức độ hoóc môn stress của các sinh viên như cortisol, cortisone, epinephrine và norepinephrine đều tăng lên cùng với độ ô nhiễm của không khí. Điều này cũng đúng với mức độ đường huyết, axit amin, axit béo và lipid.

Trên thực tế, máy lọc không khí trong thử nghiệm đã làm giảm lượng bụi 50%, từ 53 microgram/ m2 không khí xuống 24,3 microgram/m2 nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn không khí của WHO tới 10 microgram/ m2.

TS Robert D. Brook, ĐH Michigan, đồng tác giả của bài viết khoa học đăng trên tạp chí Circulation cho rằng những phản ứng stress bị kích thích bởi các hạt bụi ô nhiễm ngày càng nhiều và đa dạng hơn những gì các nhà khoa học đã biết trước đó.

“Tất cả chúng ta đều có nguy cơ đối mặt với ô nhiễm không khí và đều phải có phần trách nhiệm. Đã đến lúc cần phải tiến xa hơn trong việc phát triển nguồn năng lượng sạch và giao thông xanh”, TS Robert viết.

Trong khi chờ 1 giải pháp bền vững, Robert khuyên nên trang bị máy lọc không khí, khẩu trang lọc bụi để giảm nguy cơ tim mạc và tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, sống ở các vùng ô nhiễm nặng nề.