Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Nhập than: khi nào và đến bao giờ? Nhập than: khi nào và đến bao giờ?
Nangluong.news – Nên nhập than từ thời điểm nào và nên chấm dứt vào thời điểm nào? Để trả lời câu hỏi này, trước... Nhập than: khi nào và đến bao giờ?

Nangluong.news – Nên nhập than từ thời điểm nào và nên chấm dứt vào thời điểm nào? Để trả lời câu hỏi này, trước hết, cần hiểu rõ hơn tình hình sản xuất và tiêu thụ than ở khu vực và trên thế giới.

Hình minh họa

Hình minh họa

Tổng tài nguyên dự báo than Việt Nam, tính đến đầu năm 2015, là 47 tỉ tấn, nhưng tài nguyên chắc chắn và tin cậy chỉ là 3,6 tỉ tấn và tài nguyên dự tính là 2,3 tỉ tấn. Than Việt Nam chủ yếu nằm ở bể than Sông Hồng và bể than Đông Bắc. Than nước ta có loại than đá nhiệt lượng cao (anthracite), do nhiệt độ, áp suất và thời gian trầm tích có thể đã hơn 300 triệu năm, khác với phần lớn than nâu, than lignit… non tuổi hơn. Việc xuất than đá và nhập than bitum + á bitum, thật ra cũng hợp lý và không mâu thuẫn, đứng về khía cạnh kinh tế và lý tính của khoa học vật liệu.

Sự phi lý và sự mâu thuẫn của việc nhập than nằm ở các khía cạnh khác.

Theo dự báo tiêu thụ than ở nước ta, mối lo ngại về an toàn và an ninh năng lượng (cụ thể nhất là điện) nằm ở than nhiệt điện (steam coal), với nhu cầu 25,2 triệu tấn trong năm 2015, 62,6 triệu tấn (2020), 104,3 triệu tấn (2025) và 148 triệu tấn (2030).

Dưới góc độ sản lượng và tính kinh tế (nhất là giá chuyên chở), chỉ có Úc và Indonesia là hai nguồn cung cấp lâu dài cho nước ta. Hai nước này có khả năng cung cấp 600 triệu tấn than nhiệt điện và 180 tấn than cốc mỗi năm, trong khi trong năm 2013, ta nhập 917 triệu tấn than từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Nhìn chung, than nhiệt điện có thể sẽ là một vấn nạn cho những nước buộc phải nhập than, lệ thuộc nguồn nhiên liệu bên ngoài và đối mặt với ẩn số là giá than và giá dầu, khí trong mối tương quan đặc biệt của nó, vì than có thể chuyển hóa thành dầu và khí hóa lỏng.

Trong khi đó, năng lượng sinh học (bioenergy, bao gồm loại năng lượng mới là điện vi sinh) và nhất là năng lượng tái tạo chưa được ta đẩy mạnh đúng mức bằng chính sách trợ giá phù hợp.

Nếu sản lượng ngành than khai thác chỉ khoảng 60-65 triệu tấn vào năm 2020 và 75 triệu tấn vào năm 2030 và cho dù việc sàng tuyển ra đa phần là than cám 6a và 6b Hòn Gai/Cẩm Phả đã và đang được thiết kế sử dụng ở hầu hết các nhà máy nhiệt điện than ở nước ta thì Việt Nam vẫn phải nhập than với số lượng rất lớn, gấp đôi mức tự khai thác.

Nếu năng lượng tái tạo vẫn giữ ở mức 4,5% vào năm 2020 và 6% (2030) thì sự lệ thuộc vào than nhiệt điện nhập về sẽ tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định.

Tính bền vững cho kế hoạch nhập than (chủ yếu của Vinacomin, EVN, Đông Bắc, PV Power Coal, Otran…) cần dựa trên mục tiêu đạt mức dự trữ nhiên liệu sản xuất điện càng nhiều càng tốt (hiện nay chỉ khoảng 30 ngày).

Cùng với khuynh hướng hợp tác mua bán điện xuyên biên giới, việc ứng dụng mạng lưới điện thông minh (smart grid) như ở các nước tiên tiến trong thập kỷ qua, việc đẩy mạnh khai thác than tầng sâu dựa trên 41 mỏ than hiện có là rất quan trọng. Nhưng xin đừng quên hoàn thổ sau khai thác để bảo vệ nguồn sống, hệ sinh thái, phát triển nông nghiệp và du lịch vùng Hạ Long.

Đẩy mạnh năng lượng tái tạo một cách dũng cảm là xây nền móng phát triển bền vững.

Nhiệt điện than vẫn tồn tại. Tuy nhiên, tỷ lệ điện từ than nên giảm dần và càng nhiều càng tốt. Tóm lại, nhập than chỉ nên là giải pháp trung hạn của khoảng 30 năm, phù hợp với thời gian sống một vòng đời của các nhà máy nhiệt điện.

Nguồn: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn