Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Ngôi trường xây dựng từ vật liệu tái chế đổ nát Ngôi trường xây dựng từ vật liệu tái chế đổ nát
Nangluong.news – Được thiết kế bởi hãng kiến trúc Mario Cucinella, ngôi trường mẫu giáo Guastalla dùng năng lượng mặt trời  tọa lạc tại... Ngôi trường xây dựng từ vật liệu tái chế đổ nát

Nangluong.news – Được thiết kế bởi hãng kiến trúc Mario Cucinella, ngôi trường mẫu giáo Guastalla dùng năng lượng mặt trời  tọa lạc tại Reggio Emilia, Ý.

Khung cảnh bên trong ngôi trường mẫu giáo được làm từ vật liệu tự nhiên và tái chế - Ảnh: Inhabitat

Khung cảnh bên trong ngôi trường mẫu giáo được làm từ vật liệu tự nhiên và tái chế – Ảnh: Inhabitat

Song song với việc cải thiện những biện pháp an toàn, trường mẫu giáo mới còn được kết hợp một loạt những công nghệ năng lượng hiệu quả như hệ thống quang điện trên tầng thượng và hệ thống lọc nước mưa.

Công trình có quy mô 1.400m2, dùng năng lượng tự nhiên này có thể phục vụ tới 120 học sinh, trong đó bao gồm cả khu vui chơi ngoài trời và khu vườn bao quanh trường. Các khoảng khung gỗ trong suốt mang tới tầm nhìn rộng, sáng và hài hòa với cảnh quan bên ngoài nhờ việc xây dựng mặt tiền bằng kính ngắt quãng.

Ngôi trường được bao quanh bởi cây xanh và thảm cỏ tự nhiên - Ảnh: Inhabitat

Ngôi trường được bao quanh bởi cây xanh và thảm cỏ tự nhiên – Ảnh: Inhabitat

Thiết kế hình dạng tròn được cắt ra từ trung tâm của những khung gỗ có chức năng điều hòa ánh sáng tự nhiên và chuyển động khắp mọi không gian trong nhà. Đứng từ một đầu của tòa nhà nhìn lại, các khung xếp chồng lên nhau tạo ra ảo ảnh đẹp của một hang động vô tận.

2-1450673105

4-1450673105

Thiết kế tạo ra ảo ảnh như một hang động vô tận

Thiết kế tạo ra ảo ảnh như một hang động vô tận

Công trình này nhằm kích thích sự tương tác giữa con người và không gian xung quanh - Ảnh: Inhabitat

Công trình này nhằm kích thích sự tương tác giữa con người và không gian xung quanh – Ảnh: Inhabitat

Đây là dự án được xây dựng lại năm 2014 từ đống đổ nát do một trận động đất vào năm 2012.

Theo các kiến trúc sư, công trình này nhằm kích thích sự tương tác giữa con người và không gian xung quanh theo một tầm nhìn lớn từ sự phân bố của những khu vực giáo dục để chọn lựa vật liệu xây dựng, cho tới việc hòa nhập giữa không gian trong và ngoài nhà.

Mặt khác, sự chọn lựa vật liệu xây dựng tự nhiên và tái chế cũng giúp duy trì một tác động thấp đến môi trường. Chẳng hạn, nước mưa thu hoạch từ các mái nhà sẽ được tái sử dụng cho các phòng tắm và công việc thủy lợi.