Giá điện năng lượng mặt trời cập nhật mới nhất Tháng 03/2020
Hệ thống điện mặt trời Tháng ba 19, 2020 Năng Lượng News
Theo dự thảo mới nhất về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam của Bộ Công Thương, giá điện năng lượng mặt trời chỉ còn một vùng và giảm nhẹ so với Quy định trước đây.
Giá điện mặt trời áp mái đề xuất mức 8,38 cent/kWh
Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích điện mặt trời áp dụng sau ngày 30/6/2019, giá điện mặt trời áp mái được đề xuất sẽ ở mức 8,38 cent/kWh (tương đường 1.940 đồng). Mức giá này sẽ áp dụng cho những dự án điện vận hành trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến hết năm nay – năm 2020. Giá này chưa bao gồm thuế VAT và việc điều chỉnh sẽ theo biến động tỷ giá đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ (tỷ giá NVD/USD).
Giá điện mặt trời đang được đề xuất điều chỉnh giảm nhưng đang chờ xem xét, phê duyệt
Với điện năng lượng mặt trời nối lưới, giá cố định được đề xuất sẽ ở mức 7,09 cent/kWh (tương đương 1.620 đồng). Mức này sẽ được áp dụng cho những dự án đã và đang triển khai xây dựng trước ngày 23/11/2019 và vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến hết năm nay. Mức giá điện mặt trời nổi là 7,69 cent/kWh (tương đương 1.758 đồng).
Như vậy, mức giá này đã giảm so với quy định trước đây (9,35 cent/kWh đối với điện mặt trời áp mái) và giá điện năng lượng mặt trời chỉ còn 1 vùng (tức là thống nhất một mức giá trong cả nước) chứ không chia theo kịch bản 2 vùng hoặc 4 vùng theo cường độ bức xạ. Tuy nhiên, đây chỉ là bảng giá đề xuất trong dự thảo, vẫn đang đợi Thủ tướng xem xét, phê duyệt.
Dù giá đề xuất giảm, điện năng lượng mặt trời vẫn nhiều sức hút
Dù giá điện mặt trời đang được đề xuất giảm nhưng năng lượng mặt trời vẫn còn nhiều sức thu hút, cả với các hộ gia đình lẫn các nhà đầu tư điện mặt trời công suất lớn. Bởi lẽ, với các hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời áp mái, mức giá được kiến nghị điều chỉnh hầu như không ảnh hưởng đến hiệu quả lắp đặt và vận hành. Phần lớn hộ dân có mái nhà nhỏ, đầu tư chủ yếu để tự sử dụng cho các thiết bị điện trong nhà, công suất dư thừa phát lên lưới không đáng kể. Kể cả có ảnh hưởng, các hộ cá nhân cũng chỉ mất thêm khoảng vài tháng để thu hồi vốn so với mức giá cũ. Hơn nữa, với những cải tiến của công nghệ pin mặt trời hiện nay, hiệu suất của các tấm pin tăng lên nhiều, giá thành pin lại rẻ hơn nên thời gian thu hồi vốn chênh lệch rất thấp.
Các hộ gia đình hầu như không bị ảnh hưởng bởi giá điện mặt trời mới đề xuất
Trong khi đó, với các nhà đầu tư điện năng lượng mặt trời trên các mái nhà xưởng công nghiệp có diện tích lớn, dù có bị ảnh hưởng bởi g iá FIT giảm, nhưng vì mục tiêu chính của các doanh nghiệp này là sử dụng điện năng phục vụ hoạt động sản xuất nên vẫn có xu hướng lựa chọn lắp đặt điện mặt trời. Thực tế, theo ghi nhận của Vũ Phong Solar, từ giai đoạn nửa cuối năm 2019 đến nay, nhu cầu tư vấn, lắp đặt điện mặt trời vẫn tăng, đặc biệt ở các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ – các vùng có cường độ bức xạ lớn với bình quân khoảng 2.000 – 2.600 giờ nắng.
Thị trường điện năng lượng mặt trời vẫn thu hút các hộ gia đình và chủ doanh nghiệp đầu tư do mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường
Thị trường điện năng lượng mặt trời cũng đang thu hút dòng vốn lớn tại các nhà đầu tư ngoại, bất chấp mức giá được đề xuất giảm. Lý do là vì mức giá mua điện mặt trời tại nước ra còn tương đối hấp dẫn so với các nước khác trong khu vực. Nguồn năng lượng tái tạo cũng được nhìn nhận sẽ còn nhiều tiềm năng để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng gia tăng của Việt Nam. Theo quy hoạch điện của Việt Nam, năng lượng tái tạo được đặt mục tiêu sẽ chiếm tỷ trọng 20% tổng nguồn năng lượng trong 10 năm tới và nhà nước vẫn đang xây dựng, bổ sung các cơ chế hỗ trợ khuyến khích người dân lắp điện mặt trời để góp phần phụ tải vào giờ cao điểm, giảm áp lực đầu tư lưới điện truyền tải, tiết kiệm chi phí cho chính người dân – đúng mô hình “ích nước – lợi nhà”.
Nguồn: Vuphong.vn