Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Nhiều giải pháp phát triển du lịch bền vững, vì một Trái đất chung Nhiều giải pháp phát triển du lịch bền vững, vì một Trái đất chung
“Để phát triển du lịch bền vững, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ nhiều bên. Trong đó, các doanh... Nhiều giải pháp phát triển du lịch bền vững, vì một Trái đất chung

Để phát triển du lịch bền vững, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ nhiều bên. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại địa phương và kinh doanh du lịch lữ hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng” – chia sẻ từ ông Phạm Đăng An, Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group, Ủy viên Hội đồng Phát triển JCI khu vực châu Á Thái Bình Dương (JCI APDC Councilor) trong khuôn khổ Hội nghị JCI ASPAC 2022 Sakai Takaishi (ngày 28/5/2022).

JCI ASPAC (viết tắt của Asia Pacific Conference) là hội nghị thường niên của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới (JCI) khu vực châu Á Thái Bình Dương, nơi các thành viên cùng trao đổi ý tưởng, tìm cách tối đa hóa các tác động tích cực đến cộng đồng và hợp tác với các tổ chức quốc gia khác trong khu vực. Hội nghị JCI ASPAC 2022 Sakai Takaishi kéo dài 4 ngày (từ 25-29/5/2022), được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết hợp một vài hội nghị trực tiếp tại 2 thành phố Sakai và Takaishi, Nhật Bản.

Trong phiên kết nối kinh doanh thuộc khuôn khổ JCI ASPAC 2022 Sakai Takaishi với sự tham dự trực tuyến của hơn 80 thành viên và doanh nhân từ mười quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, ông Phạm Đăng An – Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group, đã đại diện JCI Việt Nam chia sẻ về “Du lịch biển & Du lịch bền vững” trong thời kỳ hậu Covid-19. Cụ thể, ông An đã chia sẻ về xu hướng phát triển du lịch bền vững cũng như các giải pháp góp phần phát triển bền vững trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt bám sát theo phương hướng các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

du-lich-ben-vungÔng Phạm Đăng An – Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group, đại diện JCI Việt Nam chia sẻ về “Du lịch biển & Du lịch bền vững”

Du lịch xanh, du lịch bền vững đã trở thành xu hướng toàn cầu và càng được thúc đẩy sau dịch Covid-19 cũng như nhận thức ngày càng cao về khủng hoảng khí hậu. Theo số liệu của Báo cáo du lịch bền vững 2022 (Sustainable Travel Report 2022) được Booking.com thực hiện dựa trên khảo sát hơn 30.000 người ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ, có đến 81% khách du lịch xác nhận rằng du lịch bền vững quan trọng đối với họ, 78% du khách có ý định ở một nơi lưu trú bền vững ít nhất một lần trong năm tới và 71% du khách muốn đi du lịch bền vững hơn. Chính vì vậy, để đáp ứng xu hướng lựa chọn của khách du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế, cần tiếp tục xây dựng và giới thiệu thêm các trải nghiệm du lịch bền vững.

Theo ông Phạm Đăng An, có nhiều giải pháp góp phần phát triển du lịch bền vững, như các giải pháp về quản lý bền vững, các giải pháp giúp giảm tác động tiêu cực tới môi trường (trong lĩnh vực năng lượng điện – nhiệt, tài nguyên nước…), các giải pháp giúp tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương, góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên… Để phát triển bền vững du lịch, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, với sự chung tay của nhiều bên, từ các cơ quan quản lý, các cá nhân, cơ sở kinh doanh trong ngành đến các du khách. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và kinh doanh du lịch lữ hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Du-lich-ben-vungNhiều resort, khách sạn tận dụng nguồn năng lượng tái tạo để tiết giảm chi phí năng lượng và giảm dấu chân carbon trong hoạt động kinh doanh

Tại Việt Nam, du lịch xanh, du lịch bền vững cũng đang được ngày càng nhiều doanh nghiệp trong ngành hướng đến. Bên cạnh đẩy mạnh áp dụng các giải pháp nhằm tiết kiệm nước, tiết kiệm tiêu thụ năng lượng điện – nhiệt, tăng cường tái sử dụng và ưu tiên các sản phẩm thân thiện môi trường… nhiều resort, khách sạn đã đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo, vừa tiết giảm chi phí năng lượng vừa giảm dấu chân carbon trong hoạt động kinh doanh. Các chiến dịch về môi trường của địa phương và quốc tế (như chiến dịch Giờ Trái đất, các hoạt động trồng cây xanh, đi xe đạp, làm sạch bãi biển…) cũng được rất nhiều doanh nghiệp ngành du lịch quan tâm, hưởng ứng.

Khách sạn Hải Âu – Seagull Hotel (Quy Nhơn, Bình Định) hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2022

Theo ông Phạm Đăng An, để hướng đến sự phát triển bền vững và cung cấp các trải nghiệm địa phương, các doanh nghiệp có thể tăng cường lồng ghép quảng bá văn hóa truyền thống của địa phương qua đa dạng các hình thức như thông qua kiến trúc, trang trí, ẩm thực, các hoạt động biểu diễn văn nghệ, tích cực hỗ trợ phát triển các sản phẩm sản xuất tại địa phương… Đặc biệt, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương nên được xem là lựa chọn ưu tiên nhằm chung tay thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững 8Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế. Các cơ sở lưu trú nên thực hiện các giải pháp phát triển bền vững và trở thành nơi lưu trú bền vững.

Phát triển du lịch bền vững là xu thế tất yếu, vừa đáp ứng nhu cầu của các du khách vừa đóng góp cho sự phát triển bền vững của cả cộng đồng, vì một Trái đất chung” – ông An chia sẻ.

“Chỉ một Trái đất” (Only One Earth) là chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay (05/6/2022). Cách đây 50 năm, chủ đề này cũng đã được lựa chọn cho Hội nghị đầu tiên của Liên hợp quốc về Môi trường con người – Hội nghị Stockholm năm 1972 – Hội nghị dẫn đến việc thành lập Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Thông điệp này nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tạo động lực cho các nỗ lực toàn cầu nhằm xây dựng một Trái đất tốt hơn. Đây là thời điểm để chúng ta cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất.

Ngày 28/5/2022, tại Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) và Ngày Môi trường thế giới (05/6), Tháng hành động vì môi trường năm 2022. Tại Lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã đề nghị các Bộ, ngành, địa phương 6 nội dung cụ thể, trong đó bao gồm:

– Tập trung chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp; đầu tư cho vốn tự nhiên.

– Có kế hoạch cụ thể từ các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp để triển khai có hiệu quả cam kết của Chính phủ tại COP26 về chuyển đổi năng lượng từ than sang năng lượng sạch, tái tạo; giảm phát thải khí nhà kính, trong đó có khí mê-tan; sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước.

– Tăng cường sự hợp tác, đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò hợp tác quốc tế trong giải quyết những vấn đề môi trường, khí hậu toàn cầu.

Nguồn: Vuphong.vn