Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Việc nhà nước thay đổi chính sách và thúc đẩy sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo vẫn... Đẩy mạnh năng lượng mặt trời tại Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư

Việc nhà nước thay đổi chính sách và thúc đẩy sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo vẫn còn một hành trình dài tới đích. Tuy nhiên, những chính sách mới về phát triển năng lượng mặt trời tại Việt nam gần đây đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) của Việt Nam đang có kế hoạch chi khoảng 1 tỷ USD vào các dự án năng lượng mặt trời trong nước. Trong bối cảnh nguồn năng lượng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn phụ thuộc vào nhiệt điện và điện than để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước tăng trưởng nhanh hơn 10% mỗi năm.

Tập đoàn TTC, một tập đoàn đa ngành với các lĩnh vực kinh doanh như mía đường, năng lượng và bất động sản, cho biết dự định xây dựng 20 công viên năng lượng mặt trời với tổng công suất 1.000 megawatts vào năm tới. Nhóm đã thực hiện một số dự án năng lượng sạch sử dụng chất thải mía trước khi chuyển sang lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Một đại diện của TTC nói với Bloomberg rằng công ty này đang sở hữu một trong những danh mục năng lượng mặt trời lớn nhất của Việt Nam. Doanh nghiệp này sẽ đầu tư 30% vào các dự án mới của họ, và đang đàm phán với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác để tìm kiếm nguồn vốn cho phần còn lại.

TTC cho biết kế hoạch của họ ngay sau khi chính sách năng lượng mặt trời mới của Việt Nam có hiệu lực trong tháng 6. Một loạt chính sách khuyến khích để hỗ trợ năng lượng tái tạo sẽ được áp dụng cho đến tháng 6 năm 2019 và được đánh giá là “cột mốc” cho triển vọng năng lượng mặt trời của đất nước.

Việc tăng giá dự thầu để mua năng lượng mặt trời là 2.086 đồng (9,19 cent) / kWh là một trong những biện pháp chủ chốt, tuy nhiên mức giá này vẫn thấp hơn kỳ vọng của các nhà đầu tư trước đó là 2.545 đồng (11,2 cent) đến 3.000 đồng (13,2 cent). Mức thuế cao hơn các dự án điện gió trên bờ với giá 1.773 đồng (7,8 cent/kwh). Các dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu.

Các ưu đãi khác bao gồm gỡ bỏ các vi phạm về thuế và sử dụng đất.
Năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch vẫn chiếm hơn 65% sản lượng năng lượng của đất nước, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Việt Nam phải đáp ứng được nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng trong khi đạt được mục tiêu của chính phủ là cắt giảm lượng khí thải nhà kính tới 8% vào năm 2030.

Theo kế hoạch phát triển điện lực quốc gia 2011-2020, Việt Nam có kế hoạch cắt giảm các dự án đốt than xuống còn 26.000 MW vào năm 2020, so với kế hoạch là 36.000 MW vào năm 2011. Năng lượng tái tạo sẽ tăng lên 9,9% trong tổng sản lượng điện của cả nước vào năm 2020; 12,5% vào năm 2025 và đến 21% vào năm 2030.
Đến lúc đó, năng lượng mặt trời sẽ đạt 12.000 MW, hay 3,3% tổng sản lượng điện quốc gia.

Tổng tiềm năng kỹ thuật cho việc sản xuất điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam ước tính khoảng 13.000 MW. Năm 2015, sản lượng đạt 5 MW, chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu và điện khí hóa nông thôn. Đã có một số dự án quang điện xung quanh cảng Đà Nẵng, thành phố xanh nhất Việt Nam, bao gồm sân bay Đà Nẵng, tiếp theo sẽ là các sân bay Cam Ranh và Tân Sơn Nhất.

Dự án đầu tư vào lưới điện năng lượng mặt trời đầu tiên của Việt Nam vào năm 2015 với một nhà máy 19,2MW ở tỉnh Quảng Ngãi. Nhóm dự án trị giá 40 triệu USD do Công ty Thiên Tân chủ trì với các nhà đầu tư từ Ấn Độ và Thái Lan, và sử dụng công nghệ quang điện mặt trời từ Thái Lan.

Khoảng 30 dự án điện với công suất từ 20MW đến 500MW được báo cáo đã đăng ký giấy phép, tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Các nhà đầu tư bao gồm các nhà đầu tư từ Đức, Hàn Quốc và Mỹ. Đầu tháng 6, Fujiwara của Nhật Bản đã được phê duyệt xây dựng một nhà máy năng lượng mặt trời công suất 64MW và một dự án điện gió công suất 36MW ở tỉnh Bình Định với tổng đầu tư hơn 65 triệu USD.

Tháng trước, nhà máy năng lượng mặt trời Sao Mai 1 đã được khai trương tại tỉnh Đồng Tháp ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhà máy công suất 1.06MW là giai đoạn đầu tiên của dự án đầu tư năng lượng tái tạo trị giá 260 triệu USD giữa Tập đoàn Sao Mai Việt Nam và Tập đoàn Koyo của Nhật Bản.

Ban đầu nó sẽ cung cấp năng lượng cho một chi nhánh của Tập đoàn Sao Mai, dự kiến giúp tiết kiệm chi phí năng lượng hàng năm 20%. Trong 10 năm tới, liên doanh hợp tác trên có nhiều tham vọng để đáp ứng nhu cầu điện toàn tỉnh và mở rộng sang các tỉnh khác.

Nguồn xahoithongtin.com.vn