Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Sau những thiệt hại nặng nề do vụ nổ hạt nhân lớn nhất lịch sử gây ra, công cuộc tái gây dựng và biến... Biến Chernobyl thành nhà máy năng lượng mặt trời khổng lồ

Sau những thiệt hại nặng nề do vụ nổ hạt nhân lớn nhất lịch sử gây ra, công cuộc tái gây dựng và biến Nhà máy Năng lượng Hạt nhân Chernobyl thành một nhà máy năng lượng mặt trời đã sắp hoàn thành.

Tại khu vực diễn ra thảm họa hạt nhân Chernobul ở Ukraine, một nhà máy năng lượng mặt trời mới khổng lồ đã chuẩn bị được hoàn thiện, dự kiến sẽ cung cấp một megawatt năng lượng tái tạo cho lưới điện địa phương.

Nhà máy mới này nằm cách Vật che chắn, tên của cỗ “quan tài”, một vòm kim loại kín được thiết kế để ngăn chặn sự rò rỉ phóng xạ từ những tàn tích của Nhà máy Năng lượng Hạt nhân Chernobyl.

Vụ nổ xảy ra vào ngày 26 tháng Tư năm 1986 vẫn còn là một trong hai tai nạn hạt nhân thảm khốc nhất trong lịch sử bên cạnh vụ Fukushima, nhưng việc lắp đặt những tấm pin năng lượng mặt trời mang lại hi vọng rằng khu vực này giờ có thể được sử dụng để giúp đỡ hơn là gây hại cho hành tinh này.

Yevgen Varyagin, chủ của Solar Chernobyl đang điều hành dự án, nói với AFP: “Nhà máy năng lượng mặt trời này có thể đáp ứng nhu cầu của một ngôi làng cỡ vừa”. Đó là tương đương với khoảng 2.000 gia đình, và cuối cùng toàn bộ khu vực này có thể sản xuất gấp 1000 lần.

Đất ở khu vực này vẫn còn bị ô nhiễm nặng, và chính quyền Ukraine cho biết sẽ mất hơn 24.000 năm trước khi con người có thể trở lại sống tại đó an toàn, nhưng nhà máy mới cho thấy khu đất lớn bị cách ly này có thể được sử dụng với mục đích tốt.

Và điều này phần nào có thể là nhờ Vật che chắn – được lắp đặt vào cuối năm 2006 để thay thế lá chắn bê tông cũ vốn ở vị trí đó, nó đã làm giảm lượng bức xạ gần nhà máy xuống còn 1/10 so với mức trước đó.

Vật che chắn với mục đích giảm lượng bức xạ tại khu vực gần nhà máy.

Nhà máy năng lượn mặt trời mới có diện tích 16.000 mvà được lắp đặt 3.800 tấm quang điện để biến đổi ánh mặt trời thành điện.

Điều đó không có nghĩa là không có vấn đề gì với khu vực này. Để đề phòng, các tấm pin mặt trời được gắn cố định vào các tấm bê tông chứ không phải đặt trên mặt đất – việc khoan và đào bới vẫn bị nghiêm cấm.

Nhưng hiện giờ có khoảng 25 mđược chính phủ Ukraine cho phép sử dụng cho việc phát triển năng lượng mặt trời, với 60 đề xuất gần đây đang được các nhà chức trách xem xét.

Solar Chernobyl và các đối tác gần đây cũng đã hoàn tất một nhà máy năng lượng mặt trời 4,2 megawatt ở gần Belarus, nơi vẫn nằm trong vùng bị chiếu xạ. Một ưu điểm khác của nơi này là nó đã kết nối với lưới điện nhờ nhà máy điện hạt nhân, nơi vẫn tiếp tục hoạt động cho đến năm 2000.

Vụ nổ ban đầu năm 1986 xảy ra khi Chernobyl còn thuộc Liên Xô cũ, và do một sự cố lò phản ứng gây ra. Nó dẫn tới sự phát tán phóng xạ mất kiểm soát lớn nhất trong lịch sử, và trong vòng 3 tháng đã trực tiếp khiến 31 người tử vong. Hàng triệu người sinh sống trên khu vực bị nhiễm độc này đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề..

Sau cuộc sơ tán kéo dài và quá trình thu dọn, khu vực này đã dần trở thành nơi hữu ích một lần nữa sau hơn 30 năm. Hãy hi vọng là Chernobyl ngày nay có thể sớm trở nên nổi tiếng nhờ năng lượng mặt trời chứ không phải thảm họa hạt nhân.

Varyagin nói với Anna Hirtenstein đến từ Bloomberg vào năm ngoái rằng: “Chúng tôi muốn tối ưu hóa vùng Chernobyl từng chút một. Nó không nên trở thành một hố đen ở trung tâm Ukraine”.

Nguồn dantri.com.vn