TT-Huế: Khuyến khích người dân dùng điện mặt trời mái nhà
Hệ thống điện mặt trờiNăng Lượng Mặt TrờiNăng Lượng Tái TạoPin Năng Lượng Mặt Trời Tháng sáu 14, 2019 Năng Lượng News
Điện lực tỉnh TT-Huế đang đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu và tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ người dân lắp đặt Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN).
Công nhân điện lực đang tiến hành lăp đặt hệ thống ĐMTMN cho người dân.
Đây cũng là chủ trương lớn của Chính phủ trong việc phát triển nguồn năng lượng xanh, ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển kinh tế cũng như nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của người dân. Trong khi đó, tỉnh TT-Huế được biết đến là một trong những địa phương có số giờ nắng và bức xạ năng lượng mặt trời cao so với cả nước.
Tính đến nay ở TT-Huế đã có 10 hộ dân, doanh nghiệp lắp đặt hệ thống ĐMTMN với công suất 27kWp, lượng điện năng “dư” phát lên lưới từ dự án của các hộ dân bình quân xấp xỉ 400kWh/tháng, tương đương hơn 850.000 đồng chi phí bán điện cho ngành điện.
Ông Lê Đình Rin một hộ dân trú ở Lô B6 Nguyễn Duy Trinh, phường An Đông (TP. Huế) cho biết, trước đây mỗi tháng gia đình sử dụng từ 800.000 – 1.200.000 đồng tiền điện, từ khi lắp đặt hệ thống ĐMTMN, số tiền điện hằng tháng giảm từ 50 – 80%. Gia đình ông còn có nguồn thu từ việc bán phần điện dôi dư không sử dụng hết.
Ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc công ty Điện lực TT-Huế cho biết, chủ trương của công ty là tiếp tục thúc đẩy phát triển ĐMTMN, khuyến khích các hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư hệ thống ĐMTMN đảm bảo hiệu quả đầu tư cũng như góp phần chung tay cùng ngành điện tiên phong, tích cực hưởng ứng chủ trương sử dụng năng lượng tái tạo.
“Do chi phí đầu tư ban đầu khá cao, từ 20 – 50 triệu đồng/công trình nên khách hàng chưa mặn mà trong việc lắp đặt ĐMTMN. Thời gian tới, công ty sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền, giới thiệu và tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ người dân lắp đặt ĐMTMN, đồng thời sẵn sàng hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp thi công, lắp đặt nhằm thúc đẩy phát triển ĐMTMN trên địa bàn tỉnh” ông Phúc cho hay.
Cũng theo ông Phúc, đối với điện mặt trời dành cho hộ gia đình, công suất lắp đặt từ 1,5- 8kWp, suất đầu tư từ 21- 26 triệu/kWp, trong đó trung bình 1 kWp tạo ra được 4,88kWh/ngày nên sẽ tiết kiệm lượng điện tiêu thụ hằng tháng và có nguồn thu từ việc phát ngược điện trên lưới, thời gian thu hồi vốn từ 8 – 10 năm. Đối với DN, công suất lắp đặt từ 30 – 100kWp, suất đầu tư từ 21 – 26 triệu/kWp, trung bình 1kWp tạo ra được 4,88kWh/ngày nên sẽ giảm tải điện năng tiêu thụ vào giờ cao điểm, thời gian thu hồi vốn từ 7 – 9 năm.
Theo quy định về giá mua, bán điện của dự án ĐMTMN của Bộ Công thương, giá mua điện đối với các dự án ĐMTMN được tính như sau: đối với thời gian phát điện của dự án trước 1/1/2018, giá điện mua vào là 2.086đ/kWh, từ 1/1/2018 – 31/12/2018 giá 2.096đ/kWh và từ 1/1/2019 – 31/12/2019 giá 2.134đ/kWh.
Nguồn: Báo Nông Nghiệp
Hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời Hot
Năng Lượng Mặt Trời Th8 22, 2016