Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà theo Thông tư mới nhất
Hệ thống điện mặt trờiNăng Lượng Mặt TrờiTin Tức Năng Lượng Tháng mười một 16, 2020 Nguyễn Ngọc Trai
Bài viết hướng dẫn các thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời, thủ tục bán điện mặt trời cho EVN theo Thông tư mới nhất về điện mặt trời do Bộ Công Thương ban hành.
Thông tư số 18 về thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời
Ngày 17/9/2020, Thông tư số 18/2020/TT-BCT về Quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời được Bộ Công Thương ban hành. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 31/8/2020, thay thế 2 thông tư về điện mặt trời đã được ban hành trước đó là Thông tư 16 về điện mặt trời và Thông tư 05. Đến nay, mọi thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời cũng như biểu mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời kể cả cho dự án điện mặt trời nối lưới hay điện mặt trời mái nhà hiện nay đều theo tuân thủ hướng dẫn của Thông tư 18 về điện mặt trời này.
Trước đó, Thông tư 16 về điện mặt trời được Bộ Công Thương ban hành ngày 12/9/2017. Thông tư này Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời, hướng dẫn chi tiết thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời . Thông tư số 16 của Bộ Công Thương có hiệu lực thi hành từ ngày 26/10/2017
Đến ngày 11/3/2019, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BCT với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16. Thông tư 05 bao gồm hướng dẫn áp dụng giá mua bán điện mới tính theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà.
Xem chi tiết Thông tư 18 về điện mặt trời do Bộ Công Thương ban hành năm 2020.
Một hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình
Hướng dẫn trình tự thực hiện thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà
Thông tư số 18 của Bộ Công Thương đã hướng dẫn chi tiết trình tự thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà. Cụ thể trình tự thực hiện như sau:
- Đầu tiên, chủ đầu tư tiến hành đăng ký đấu nối với bên mua điện (hầu hết các trường hợp là công ty điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Địa điểm lắp đặt, điểm đấu nối dự kiến, quy mô công suất, đường dây tải điện là những thông tin chủ đầu tư cần đăng ký.
- Bên mua điện xem xét về khả năng đấu nối, truyền tải công suất hệ thống điện và có ý kiến trả lời. Sau đó, hai bên thực hiện thỏa thuận đấu nối.
- Chủ đầu tư tiến hành lắp đặt hệ thống điện mái nhà.
- Tiếp theo, chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị bán điện cho bên mua điện. Hồ sơ bao gồm bao gồm: văn bản đề nghị bán điện (giấy đề nghị bán điện mặt trời trên mái nhà), tài liệu kỹ thuật và các giấy chứng nhận CO, CQ của tấm pin quang điện, bộ biến tần, đường dây tải điện, máy biến áp (nếu có).
- Hai bên mua điện – bán điện thực hiện kiểm tra kỹ thuật, lắp đặt công tơ đo đếm sản lượng điện, chốt chỉ số công tơ. Cuối cùng, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái và đóng điện, chính thức vận hành hệ thống điện mặt trời.
Chủ đầu tư chỉ cần thực hiện đúng trình tự thực hiện như trên là có thể vận hành hệ thống và bán điện dư tạo thêm thu nhập. Đây là hướng dẫn về thủ tục bán điện mặt trời cho EVN cũng như bất cứ đơn vị mua điện nào.
Mách thêm cho bạn: Nếu bạn chưa có mẫu giấy đề nghị bán điện mặt trời trên mái nhà (hay mẫu đăng ký bán điện mặt trời), bạn hãy tìm mẫu giấy này trên website của công ty điện lực phụ trách khu vực mình.
Mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái gồm những nội dung gì?
Tại Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 18 về điện mặt trời có nêu cụ thể mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà. Ở mẫu hợp đồng này có các nội dung như: thông tin của bên bán điện và bên mua điện, các điều khoản của hợp đồng mua bán. Các điều khoản cụ thể gồm 7 điều sau: Điện năng mua bán; Giá mua bán điện; Thanh toán; Xác nhận chỉ số công tơ, điện năng phát lên lưới và lập hóa đơn; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Giải quyết tranh chấp; Điều khoản thi hành.
Để áp dụng đúng thủ tục bán điện mặt trời cho EVN hoặc các bên mua điện – cơ sở cho việc thanh toán – và hiểu rõ các điều khoản, bạn hãy tham khảo trước chi tiết hợp đồng bán điện cho EVN hoặc các bên mua điện ở Thông tư số 18.
Chủ đầu tư và bên mua điện cần ký hợp đồng mua bán điện theo mẫu mới nhất (Ảnh minh họa internet)
Giá bán điện mặt trời cho EVN 2020 – giá điện mặt trời FIT 2
Cũng theo thông tư trên của Bộ Công Thương về thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời và hợp đồng mua bán điện mặt trời, giá mua bán điện được hướng dẫn rất chi tiết. Theo đó, giá bán điện năng lượng mặt trời cho EVN cũng chính là giá điện mặt trời FIT 2 đã được quy định tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TT. Đây là quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, được ban hành ngày 06/4/2020. Như vậy, giá điện mặt trời mái nhà là 1.943 đồng/kWh, tương đương 8,38 cent/kWh. Tuy nhiên, đây là giá điện bán cho EVN còn trong trường hợp bên mua điện không phải EVN, giá mua bán điện sẽ do hai bên tự thỏa thuận.
Lưu ý: Giá bán điện mặt trời cho EVN như trên chỉ áp dụng cho các hệ thống điện mặt trời mái nhà có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trước năm 2021 (hạn cuối là ngày 31/12/2020). Điều đó cũng có nghĩa là nếu tính từ thời điểm này chỉ còn chưa đầy 1,5 tháng. (Xem thêm bài viết: Sắp hết thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, các nhà đầu tư tăng tốc)
Điện mặt trời là một hình thức đầu tư an toàn, hiệu quả trong khi góp phần bảo vệ môi trường (Ảnh minh họa internet)
Như vậy, có thể thấy rằng, thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời và thủ tục bán điện mặt trời cho EVN dành cho chủ đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái không hề phức tạp. Bộ Công Thương đã hướng dẫn cụ thể các quy định về bán điện năng lượng mặt trời nên chủ đầu tư là các hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tham gia phát triển điện mặt trời để vừa dùng điện sạch, vừa tạo lợi nhuận vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Trên đây chúng tôi đã cập nhật các thông tin, hướng dẫn về thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời, thủ tục bán điện mặt trời cho EVN cũng như các quy định bán điện năng lượng mặt trời mới nhất. Hi vọng rằng với những thông tin này, chủ đầu tư đã nắm rõ và dễ dàng hơn trong quá trình thi công lắp đặt cũng như tiến hành mua bán điện.
Ngoài ra, ở đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín Vũ Phong Solar, không chỉ đơn thuần là thi công, các kỹ sư với chuyên môn và kinh nghiệm thực tế sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về hệ thống, hợp đồng lắp đặt điện mặt trời, thủ tục đăng ký bán điện năng lượng mặt trời. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mặt thủ tục. Nếu bạn còn thắc mắc về thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời, thủ tục bán điện cho EVN, bạn chỉ cần lấy ngay điện thoại gọi đến Tổng đài miễn cước 1800 7171 hoặc email về: [email protected] để được hỗ trợ sẽ nhanh chóng sở hữu hệ thống điện mặt trời chất lượng cao.
Quy trình làm việc của Vũ Phong Solar tại đây: https://vuphong.vn/ho-gia-dinh/lam-viec/ bạn hãy tham khảo để biết thêm chi tiết.