Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Có một số thông tin cho rằng, sau khi lắp đặt điện mặt trời, nhiều chủ nhà ngỡ ngàng vì hiệu quả không như... Lắp đặt điện mặt trời có thật sự mang lại sự thất vọng?

Có một số thông tin cho rằng, sau khi lắp đặt điện mặt trời, nhiều chủ nhà ngỡ ngàng vì hiệu quả không như kỳ vọng. Bài toán lợi nhuận thực hư thế nào?

Vài năm trở lại đây, điện mặt trời “nở rộ” từ những “cánh đồng” nhà máy điện bao la đến các hộ gia đình, nhà xưởng, doanh nghiệp… Nhưng bên cạnh những ý kiến hoan hỉ vì đã giảm tiền điện hàng tháng, có thu nhập từ bán điện dư, lại góp phần tạo năng lượng sạch bảo vệ môi trường, vẫn có những trường hợp thất vọng sau khi lắp đặt điện mặt trời. Trong đó, 2 vấn đề khiến nhiều người phàn nàn nhất khi sử dụng mô hình điện còn khá mới mẻ này là:

Chi phí lắp đặt điện mặt trời cao

So với hệ thống điện thông thường, lắp đặt điện mặt trời đòi hỏi chi phí cao hơn nhiều. Điều này là hoàn toàn đúng khi mô hình điện mặt trời dù chỉ 2-3kWh cho một hộ gia đình bình thường cũng phải tốn 40-50 triệu đồng trở lên. Mô hình càng lớn, chất lượng vật tư càng cao, chi phí lắp đặt càng tăng. Nhiều người ngỡ ngàng khi phải bỏ ra một “cục tiền lớn” chỉ để tiết kiệm khoảng 1-2 triệu tiền điện mỗi tháng.

Tuy nhiên, sẽ là cái nhìn phiến diện nếu chỉ nhìn vào chi phí ban đầu. Bởi lẽ, hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ rất cao, người đầu tư bỏ ra một khoản tiền lắp đặt ban đầu và sẽ sử dụng được thời gian lên tới 25-30 năm. Trong suốt thời gian sử dụng, người dùng cũng hầu như không mất khoản chi phí phát sinh nào đáng kể. Hơn nữa, với sự phát triển của ngành năng lượng mặt trời trên toàn thế giới, các thiết bị, vật tư cho hệ thống ngày càng được cải tiến về chất lượng và tối ưu về giá thành, dẫn đến chi phí đầu tư ngày càng giảm. Hiện nay, chi phí đầu tư cho một hệ thống điện mặt trời đã giảm chỉ còn khoảng ¼ so với 5 năm trước.

Chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời hiện nay đã giảm đáng kể, giúp giảm gánh nặng chi phí ban đầu cho các hộ gia đình

Một lựa chọn cho các doanh nghiệp không muốn bỏ tiền lắp đặt mà vẫn có hệ thống điện mặt trời hàng chục tỷ đồng để dùng: Hợp tác cùng Vũ Phong Solar. Xem chi tiết bài viết:

Sở hữu hệ thống điện mặt trời hàng chục tỷ đồng mà không bỏ tiền đầu tư.

Lợi nhuận không như kỳ vọng

Lợi nhuận là vấn đề khiến rất nhiều người phân vân. Bởi vì, xét cho cùng, điều mà các hộ gia đình quan tâm hàng đầu khi lắp đặt điện mặt trời vẫn là lợi nhuận, sau đó mới đến các lợi ích khác như giảm quá tải ngành điện, giảm ô nhiễm môi trường… Nhưng, bài toán lợi nhuận cho các mô hình điện mặt trời không thể cho kết quả giống nhau vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu không hiểu rõ và không biết cách áp dụng mô hình hiệu quả để tối ưu lợi nhuận, thất vọng là điều khó tránh. Ví dụ, có thể kể đến một số điểm sau:

  • Hệ thống lắp đặt là hòa lưới hay dự trữ hay kết hợp: Nếu xét về lợi ích kinh tế, hệ thống điện mặt trời độc lập sẽ thấp nhất vì người dùng phải tốn chi phí cao hơn do phải mua thêm ắc quy lưu trữ. Mô hình này chỉ nên áp dụng ở các gia đình ở vùng sâu vùng xa chưa có lưới điện hay chi phí kéo điện quá cao, hoặc chỉ khi gia đình cần một hệ thống điện tuyệt đối an toàn (hoàn toàn là điện một chiều). Còn trong điều kiện bình thường, cũng không thường xuyên bị mất điện, các hộ gia đình nên chọn lắp đặt điện mặt trời hòa lưới để tối ưu lợi nhuận.

Hệ thống điện mặt trời độc lập là giải pháp cho những mái nhà vùng cao

  • Vị trí lắp đặt: Cùng một hệ thống năng lượng nhưng lắp đặt ở khu vực khác nhau sẽ cho công suất, tuổi thọ khác nhau, dẫn đến hiệu quả đầu tư cũng khác. Chẳng hạn, ở khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên do có số giờ nắng trong năm, cường độ bức xạ cao hơn nên thời gian hoàn vốn sẽ ngắn hơn so với miền Bắc. Ở cùng một khu vực nhưng hộ gia đình có vị trí lắp đặt thuận lợi (như không bị che chắn nắng, nhận được ánh nắng nhiều…) sẽ có hiệu suất sử dụng cao hơn, lợi nhuận do đó cao hơn. Hay gia đình ở vị trí có nhiều bụi bẩn, các tấm pin mặt trời thường xuyên bám lớp bụi dầy, hiệu suất của hệ thống sẽ bị giảm sút. Người dùng không tính toán đến các yếu tố này sẽ rất dễ bị thất vọng khi thấy công suất thấp hơn so với số liệu công bố của các nhà sản xuất.
  • Thời gian sử dụng trong ngày: Khi lắp đặt điện mặt trời, người dùng nên tính đến nhu cầu sử dụng điện của gia đình mình. Nhiều gia đình dùng điện hoàn toàn vào buổi tối do ban ngày mọi thành viên đều đi làm, dẫn đến điện sản xuất được phát lên lưới còn điện sử dụng lại lấy từ lưới về. Như vậy, lợi nhuận chắc chắn sẽ không thể cao bằng những gia đình sử dụng nhiều điện vào ban ngày hoặc các nhà xưởng, văn phòng, siêu thị… Đó là chưa kể một số người có tâm lý gia đình có điện mặt trời nên dùng điện… xả láng, dẫn tới thất vọng tràn trề khi nhận hóa đơn điện.

Tham khảo thêm: 5 mẹo giúp đầu tư điện mặt trời sinh lời cao nhất

Dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lợi nhuận cụ thể nhưng nhìn chung, lắp đặt điện mặt trời vẫn là một khoản đầu tư có lời, cả về giá trị kinh tế lẫn những giá trị vô hình khác. Bởi vì, thông thường, người dùng chỉ mất khoảng 4-6 năm để lấy lại vốn, sau đó sẽ có thời gian rất dài được dùng hệ thống miễn phí và bán lại điện dư. Với các hộ gia đình, nên xác định mục tiêu lớn nhất khi lắp đặt là giảm hóa đơn tiền điện mỗi tháng. Đặc biệt, khi giá điện ngày càng tăng, việc tự sản xuất điện để giảm số điện mua vào sẽ giải tỏa áp lực khi nhận hóa đơn điện mỗi tháng.

Bạn có thể tham khảo giá điện bán lẻ hiện nay dành cho sinh hoạt, chưa tính VAT (10%). Giá này đã tăng 8,36% so với trước khi điều chỉnh:

STT

Nhóm đối tượng khách hàngGiá bán điện (đồng/kWh)

1

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 501.678

Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 1001.734

Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 2002.014

Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 3002.536

Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 4002.834

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên2.927

2

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước2.461

Trong tương lai gần, khi tình trạng thiếu điện trầm trọng và phải nhập khẩu thêm điện đã được dự báo trước, việc tiếp tục tăng giá điện là hoàn toàn có thể xảy ra. Sử dụng điện mặt trời vì thế càng được xem là một khoản đầu tư thiết thực.

Nguồn: Solarpower.vn