Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Kinh tế ngày càng phát triển, sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao đặt ra bài toán về... Doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời: Tạo nguồn điện tại chỗ, giải bài toán thiếu điện

Kinh tế ngày càng phát triển, sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao đặt ra bài toán về nguy cơ thiếu điện. Doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời tạo nguồn điện tại chỗ được xem là một giải pháp hữu hiệu góp phần giúp giải bài toán này.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao và bài toán thiếu điện sản xuất

Tăng trưởng GDP của nước ta trong vòng 10 năm trở lại đây đều ở mức khá cao. Trong đó, tăng trưởng GDP năm 2018-2019 khởi sắc với mức 7,08% và 7,02%, cao nhất kể từ năm 2008, giúp Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực và trên thế giới. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng liên tục tăng trưởng, tăng bình quân 6,79% trong giai đoạn 2006-2017. Năm 2018, khu vực công nghiệp tăng trưởng 8,79% và tiếp tục tăng 8,86% vào năm 2019. Riêng trong ngành kinh tế mũi nhọn là ngành chế biến, chế tạo, đà tăng trưởng đạt mức 11,29%, đóng góp xấp xỉ 33% vào mức tăng chung của GDP năm 2019. Đây cũng là năm đạt kỷ lục về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (138.139 doanh nghiệp), trong đó ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đi đầu về tăng mới và bổ sung thêm mô hình sản xuất.

doanh-nghiep-lap-dat-dien-mat-troi-tao-nguon-dien-tai-cho-giai-bai-toan-thieu-dien-1

Từ cuối năm 2018, do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, nhiều tập đoàn đa quốc gia, nhất là những nhà đầu tư có giao dịch thương mại với Hoa Kỳ đã có xu hướng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc để tránh thuế trừng phạt quá cao. Dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu càng thúc đẩy thêm xu hướng đó. Việt Nam với triển vọng tăng trưởng tốt cùng môi trường đầu tư ổn định được dự đoán đang có rất nhiều tiềm năng để đón đầu cơ hội này.

Đây là những dấu hiệu đáng mừng của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, đi cùng với nó là nhiều thách thức, trong đó phải nói đến bài toán về nguồn điện để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, bắt kịp đà tăng trưởng. Bởi vì, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu phụ tải điện, lên tới 55-60%.

Trong khi đó, ngành điện đang phải đối mặt nguy cơ thiếu điện trầm trọng. Theo kế hoạch, trong năm 2020, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2,1 tỷ kWh điện từ Trung Quốc và 1,1 tỷ kWh điện từ Lào. Nếu không thúc đẩy đầu tư nguồn điện mới, cả giai đoạn 2021-2025 có thể sẽ bị thiếu điện. Miền Nam được dự báo sẽ thiếu hàng tỷ kWh điện từ năm 2021 trong khi đây lại là khu vực có nhiều địa phương có quy mô công nghiệp lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ…

doanh-nghiep-lap-dat-dien-mat-troi-tao-nguon-dien-tai-cho-giai-bai-toan-thieu-dien-2

Lắp đặt điện mặt trời, các doanh nghiệp tự “cứu” mình

Để giải bài toán thiếu điện, ngành điện lực phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như đẩy nhanh các nhà máy điện đang chậm tiến độ, phát triển các nhà máy năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió…) bên cạnh các nguồn điện truyền thống, khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời áp mái để tạo nguồn điện tại chỗ, tuyên truyền tiết kiệm điện…

Nhưng bài toán thiếu điện không phải chỉ đặt ra cho ngành điện, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chính các doanh nghiệp. Bởi vì, nếu thiếu điện, hoạt động sản xuất sẽ bị trì trệ, doanh nghiệp không chỉ phải chịu thiệt hại trực tiếp về kinh tế mà còn bị hạn chế các cơ hội mở rộng thị trường, ảnh hưởng đến uy tín, vị thế doanh nghiệp. Chính vì vậy, lắp đặt điện mặt trời áp mái đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, như một biện pháp để “cứu” chính mình. Doanh nghiệp có thể tạo ra điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất bằng cách tận dụng sẵn phần mái của nhà xưởng, công ty. Việc phát triển điện mặt trời áp mái ở các doanh nghiệp lại cực kỳ đơn giản do có thể đấu nối vào lưới điện hạ áp và trung áp hiện hữu. Không chỉ giúp giảm hóa đơn tiền điện mỗi tháng, hệ thống điện mặt trời trên mái nhà còn giúp chống nóng cho công trình, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí làm mát và tăng hiệu suất làm việc cho người lao động. Nó còn giúp doanh nghiệp sản xuất xanh theo đúng xu hướng hoàn cầu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

doanh-nghiep-lap-dat-dien-mat-troi-tao-nguon-dien-tai-cho-giai-bai-toan-thieu-dien-3Điện mặt trời giúp doanh nghiệp tạo nguồn điện tại chỗ, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm nguy cơ thiếu điện

Nhà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời khi ban hành cơ chế giá FIT 2 cho điện mặt trời áp mái là 1.943 đồng/kWh, tương đương 8,38 cent/kWh. Với điện mặt trời áp mái, doanh nghiệp đầu tư 1 lần, hưởng lợi 30-50 năm với nhiều lợi ích thiết thực. (Xem thêm Doanh nghiệp sản xuất xanh: Từ lợi ích về kinh tế đến những cơ hội “vàng”).

Đặc biệt, doanh nghiệp có thể không phải bỏ chi phí đầu tư mà vẫn sở hữu hệ thống điện mặt trời áp mái trị giá hàng chục tỷ đồng với mô hình BOT điện mặt trời (hình thức hợp tác Leasing/Esco) Vũ Phong Solar. Với hình thức hợp tác này, Vũ Phong Solar và các đối tác sẽ đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời chất lượng cao trên mái nhà của doanh nghiệp, cho thuê hoặc bán điện với giá ưu đãi thấp hơn giá điện hiện hành từ EVN. Kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp sẽ được Vũ Phong Solar chuyển giao miễn phí toàn bộ hệ thống được cam kết hiệu suất trên 80-90% tùy điều kiện. Xem thêm về hình thức hợp tác này tại đây.

Để tìm hiểu thêm về việc lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà hoặc hình thức hợp tác, mô hình BOT điện mặt trời, doanh nghiệp vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ nhanh nhất.

Theo: Vu Phong Solar