Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
“Chê” giá điện thấp, doanh nghiệp ngoại muốn tăng giá bán “Chê” giá điện thấp, doanh nghiệp ngoại muốn tăng giá bán
Nangluong.news – Năng lượng và điện chính là một trong những vấn đề quan ngại hàng đầu đối với hầu hết các nhà đầu... “Chê” giá điện thấp, doanh nghiệp ngoại muốn tăng giá bán

Nangluong.news – Năng lượng và điện chính là một trong những vấn đề quan ngại hàng đầu đối với hầu hết các nhà đầu tư ngoại khi ngỏ ý muốn đầu tư vào Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 

Chìa khóa thu hút đầu tư tư nhân 

Theo nhìn nhận của Tiểu nhóm điện và năng lượng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đại diện cho các thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và các nước Bắc Âu, để duy trì nguồn cung năng lượng ổn định, ưu tiên hàng đầu là việc thu hút đầu tư tư nhân.
VBF cho rằng, Việt Nam và Bộ Công thương cần đẩy nhanh tiến trình thực hiện cải cách thị trường trọng yếu này.

Trước đó, ngày 10/8 vừa qua, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 8266/QĐ-BTC, phê duyệt thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam, sẽ có hiệu lực thi hành từ năm 2019.

Theo nhìn nhận của đại diện VBF, trong khi Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn còn độc quyền mua điện thì tình hình tài chính thua lỗ của EVN vẫn là mối lo ngại của các nhà đầu tư vào các nhà máy điện mới (theo luật quy định những nhà máy điện này phải bán năng lượng cho EVN – PV).
VBF đề nghị Bộ Công thương xem xét những phương thức mới nhằm nâng cao khả năng chi trả nợ của EVN, đồng thời tiếp tục nỗ lực tăng biểu giá năng lượng để bù đắp chi phí cung ứng.
Những nhà tài trợ nước ngoài, những người mong muốn hỗ trợ cho sự phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, có thể có thiện chí cải thiện khả năng chi trả nợ của EVN kèm theo những điều kiện bảo lãnh nhất định bao gồm năng lượng được bán ra phải được sản xuất từdự án năng lượng tái tạo.
Theo Tiểu ban năng lượng VBF, một cơ chế thu hút các nhà tài trợ nước ngoài là đặc biệt cần thiết để giải quyết gánh nặng hiện tại của Bộ Tài chính khi cung cấp bảo lãnh cho các nhà cung cấp năng lượng.
Cụ thể, các đơn vị phát triển năng lượng tái tạo và các nhà máy điện cỡ nhỏ ở Việt Nam cần có sự hỗ trợ bởi sự gia tăng chi phí của các khoản vay thương mại, chi phí bảo lãnh và sự đình trệ là rào cản lớn trong đầu tư.
Đặc biệt, “nhiều nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng gió, không nằm trong thẩm quyền giải quyết của thị trường bán buôn cạnh tran”, đại diện VBF cho biết.
Do đó nhóm công tác này kiến nghị, năng lượng gió nên được bao gồm trong thị trường bán buôn, điển hình như ví dụ của Mexico và các nước đang phát triển khác với sự phát triển thành công năng lượng gió theo các hợp đồng mua bán điện trực tiếp (PPA).
Các chuyên gia thuộc nhóm này cũng kỳ vọng từ Bộ Công thương đối với khả năng các hợp đồng mua bán điện trực tiếp có thể được đưa vào áp dụng ở Việt Nam và được sát nhập với cấu trúc thị trường kinh doanh cạnh tranh hay không.
Nhóm chuyên gia này cho hay, nhân tố cần thiết đối với một thị trường năng lượng mở là các nhà đầu tư chủ chốt hoạt động độc lập với nhau và các mối quan hệ của họ được thể hiện minh bạch qua các hợp đồng thương mại.
Tuy nhiên, 5 tập đoàn mua điện trong nước được liệt kê trong Quyết định số 8266/QĐ-BTC đều trực thuộc EVN và do đó đều có liên kết với các đơn vị sản xuất điện lớn nhất Việt Nam, các công ty phát điện của EVN (GENCO). Đến khi các công ty này phần lớn được cổ phần hoá (trên 50% cổ phần được nắm giữ bởi các cổ đông ngoài khu vưc nhà nước),
VBF tỏ ra quan ngại trước vấn đề thành lập một thị trường điện bán buôn độc lập. Khi lộ trình bắt đầu thực hiện cổ phần hoá từng phần của các GENCO được công bố rộng rãi, VBF mong muốn sẽ bãi bỏ việc thành lập các GENCO và 5 hợp đồng mua bán điện trực tiếp từ EVN.
Tuy nhiên, cũng theo đại diện của VBF, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phải đối mặt với loại hình cạnh tranh này cho điện năng.
“Chúng tôi quan ngại rằng đầu tư cần thiết vào ngành điện bao gồm truyền tải điện không thể được bảo đảm, mà còn dẫn đến một mức giá bán lẻ điện cao hơn”, nhóm nghiên cứu VBF phân tích.
Đồng thời, các cơ quan điều tiết năng lượng cũng nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng bởi cơ quan chính phủ nhằm thực hiện vai trò giám sát thị trường. VBF kiến nghị nên trao cho Cục điều tiết điện lực (ERAV) một chức danh hoàn toàn độc lập với Bộ Công Thương tương tự như thị trường điện năng của các quốc gia đang phát triển khác.
Giá điện thấp khó thu hút đầu tư
Theo số liệu khảo sát của nhóm công tác năng lượng VBF, mục tiêu 5% năng lượng tái tạo cho năm 2020 có thể tăng lên hơn nữa với các ưu đãi thích hợp đối với sản xuất năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
VBF cho rằng, năng lượng tái tạo cần được ưu tiên hàng đầu để hỗ trợ các nhu cầu năng lượng hiện nay của Việt Nam dựa theo khả năng mở rộng của nó trong một thời gian ngắn.
“Kiến nghị kêu gọi tăng giá bán áp dụng cho điện sản xuất (FIT) đối với năng lượng mặt trời và năng lượng gió, đồng thời cũng cần đơn giản hóa quy trình đăng ký. Tương tự, năng lượng mặt trời cũng ở mức giá thấp 0,11USD/kWh dành cho cho các dự án lưới điện sử dụng năng lượng mặt trời. Giá bán năng lượng tái tạo hiện nay dường như đã được thiết lập ở mức thấp để thu hút các nguồn tài trợ bằng việc sử dụng các khoản vay ưu đãi, chứ không phải là đầu tư tư nhân”, nhóm công tác cho biết thêm.

Đối với lộ trình giá điện của Chính phủ Việt Nam, VBF cho rằng, mặc dù quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giá điện kể từ năm 2012 đã giúp đỡ thị trường theo hướng tích cực, nhưng EVN vẫn tiếp tục hoạt động thua lỗ và chi phí điện vẫn ở mức thấp nhất trong khu vực.

Điều này hạn chế đầu tư trực tiếp vào các nguồn năng lượng mới, cơ sở hạ tầng lưới điện, và không khuyến khích nỗ lực tiết kiệm năng lượng của cá nhân và doanh nghiệp.
VBF kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục điều chỉnh biểu phí năng lượng để tạo điều kiện cho phát triển bền vững ngành điện ở Việt Nam.
Đặc biệt, nhóm dân cư có thu nhập thấp sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn từ việc tăng giá điện, do vậy, VBF kiến nghị chính phủ Việt Nam nên hỗ trợ cho người dân có thu nhập thấp (miễn phí 30kWh/tháng) và đảm bảo khu vực nông thôn không bị cắt điện để ưu tiên cho các ngành công nghiệp.
Theo đại diện của VBF, kế hoạch vực dậy EVN cần triển khai lộ trình cải cách trong vòng 10 năm để có thể tiến tới đáp ứng được các chỉ tiêu và tiêu chuẩn tài chính nhất định.

Nguồn: VŨ TUẤN/Bizlive