Những phương tiện giao thông “sạch” nhất thế giới
Sản Phẩm Năng LượngSản Phẩm Năng Lượng Mặt TrờiỨng Dụng Năng LượngỨng Dụng Năng Lượng Mặt Trời Tháng 9 20, 2017 Năng Lượng News
Thế giới gần như chỉ biết đến ôtô và xe đạp điện là loại phương tiện sạch (không gây ô nhiễm môi trường), trong khi đó máy bay, tàu thủy, tàu điện, xe đẩy… chạy hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo cũng đang dần trở nên phổ biến.
Tàu thủy NLMT
Năng lượng tái tạo liên tục truyền cảm hứng cho nhà thám hiểm của thế kỷ XXI. Nhà hàng hải người Pháp Victorien Erussard vừa khởi hành chuyến đi vòng quanh thế giới trên một chiếc tàu thủy chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời (NLMT). Nếu thành công, con tàu có tên gọi Energy Observer này sẽ tạo nên một đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo trong hàng hải.
Được hạ thủy vào ngày 14-4-2017 tại Saint-Malo (tỉnh Ille-et-Vilaine, tây bắc nước Pháp), Energy Observer bắt đầu với thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới từ ngày 15-7-2017. Trước đó, nó đã hoàn tất một tour vòng quanh nước Pháp vào đầu tháng 7-2017.
Energy Observer thực chất là một du thuyền tốc độ cao đa khoang, dài 30,5m, chạy nhờ các tấm pin NLMT, turbine gió và một hệ thống tái tạo nhiên liệu hydro. Khi không có ánh nắng mặt trời hay không có gió, khí hydro được phân tách từ nước biển sẽ cung cấp năng lượng cho động cơ. Con tàu này sẽ không tạo ra khí thải nhà kính. AFP cho hay, chi phí con tàu khoảng 4,7 triệu USD.
Trong 6 năm đi vòng quanh thế giới, Energy Observer sẽ đi qua 50 nước và dừng chân ở 101 địa điểm khác nhau với mục tiêu tìm ra những biện pháp hữu dụng nhất đối phó với các vấn đề môi trường hiện nay. Nó không chỉ là một con tàu đơn thuần, mà còn đóng vai trò như một hình mẫu truyền thông sáng tạo, cổ vũ cho công cuộc bảo vệ môi trường sống trên trái đất.
Tàu hỏa sử dụng NLMT
Cuối tháng 7-2017, Ấn Độ đưa vào sử dụng đoàn tàu hỏa đầu tiên chạy hỗn hợp điện mặt trời và dầu diesel. Đây là nỗ lực của chính quyền New Delhi trong việc giảm lượng phát thải khí nhà kính.
Nếu như trước đây, hệ thống quạt làm mát, hệ thống điện chiếu sáng và các màn hình thông tin trên tàu được cung cấp bởi máy phát điện chạy bằng dầu diesel thì nay chúng được đấu với những tấm pin thu NLMT lắp trên nóc các toa tàu. Hiện chỉ còn đầu máy kéo tàu là chạy bằng dầu diesel.
“Chúng tôi đang cố gắng đưa vào sử dụng ít nhất 4 đoàn tàu như vậy từ nay đến cuối năm 2017” – Anil Kumar Saxena, phát ngôn viên ngành đường sắt Ấn Độ nói với Hãng tin AFP. Tại Ấn Độ, tàu hỏa vận chuyển 23 triệu hành khách mỗi ngày và là phương tiện chuyên chở đường dài chủ lực ở đất nước này. Theo ông Saxena, những tấm pin mặt trời sẽ giúp mỗi đoàn tàu tiết kiệm được khoảng 21.000 lít dầu mỗi năm, đồng thời giúp giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ấn Độ, quốc gia gây ô nhiễm thứ 3 thế giới, năm 2015 đã cam kết giảm 35% lượng khí thải vào năm 2030 so với lượng khí thải của năm 2005. Trong 2 năm qua, ngành năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, ở Ấn Độ đã phát triển vượt bậc. Giá điện mặt trời ở Ấn Độ hiện thuộc loại thấp nhất thế giới, quy đổi khoảng 900 VND/kWh.
Trước đó vào năm 2005, tàu hỏa đầu tiên trên thế giới chạy bằng biogas đã chính thức đi vào hoạt động tại Thụy Điển. Chuyến tàu hỏa nối liền thành phố Linkoeping (phía nam thủ đô Stockholm) và thị trấn bờ biển phía đông của Vaestervik với chiều dài 80km. Lịch trình 1 chuyến/ngày. Tàu được trang bị 11 hộp gas, có thể chạy 600km mới phải tiếp nhiên liệu, tốc độ tối đa 130km/h.
Máy bay NLMT
Solar Impulse 2 đã trở thành chiếc máy bay đầu tiên hoàn thành một chuyến đi vòng quanh thế giới chỉ dùng NLMT.
Chiếc máy bay do Thụy Sĩ chế tạo đã hạ cánh ngày 27-6-2016 ở Abu Dhabi, nơi nó đã cất cánh, thực hiện chuyến đi dài 40.000km có tính lịch sử, bắt đầu từ hơn 1 năm trước để chứng minh tiềm năng của năng lượng tái tạo.
Chiếc máy bay dùng năng lượng mặt trời đã đáp xuống 16 điểm dừng trên toàn thế giới. Máy bay có hơn 17.000 tế bào NLMT cấp điện cho 4 động cơ điện truyền lực cho các cánh quạt của máy bay.
Người lái chặng cuối cùng là phi công Betrand Piccard, cũng là Chủ tịch của Solar Impluse. Ông và đồng sáng lập viên Andre Borschberg đã luân phiên lái các chặng khác nhau.
Sau chuyến bay này, ông Piccard phát biểu: “Chúng tôi sẽ có máy bay chạy điện, chúng tôi sẽ có máy bay không người lái dùng NLMT. Chúng tôi cố gắng hình thành ủy ban quốc tế về công nghệ sạch, tạo ra một hội đồng thế giới về công nghệ sạch, bởi vì chưa có một hội đồng như vậy. Đó là điều nên diễn ra bởi vì chúng ta cần phải trao sức mạnh cho những bên tham gia ngành công nghệ sạch, họ có năng lượng nhưng họ không có sức mạnh. Họ đang biệt lập với nhau, họ không có các mối liên kết. Chúng ta phải tạo ra một phong trào trên toàn thế giới, phong trào đó có thể tư vấn cho các chính phủ, có thể tư vấn cho các tổ chức”.
Solar Impulse 2 hoàn thành hơn 500 giờ bay, bay ở tốc độ trung bình từ 45 đến 90km/h. Nó đã đáp xuống Oman, Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập và Arập Xê-út. Những nơi máy bay này đã hạ cánh ở Mỹ bao gồm California, Arizona, Oklahoma, Ohio, Pennsylvania và New York.
Xe ôtô điện thắng thế
Sau vụ bê bối lừa dối khí thải cách đây 2 năm, ngày 12-9-2017, hãng Volkswagen tuyên bố sẽ sản xuất phiên bản chạy điện cho tất cả các dòng xe. Trước thềm triển lãm ôtô Frankfurt, đại diện của Volkswagen cam kết từ nay cho đến năm 2030, hơn 300 mẫu xe của công ty hiện nay đều sẽ có một phiên bản chạy điện, cũng như đầu tư 20 tỉ euro cho các dòng xe không phát khí thải.
Đây được xem là chiến lược cần thiết, trong bối cảnh Pháp, Anh và mới đây nhất là Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra các kế hoạch chấm dứt sử dụng ôtô dùng động cơ đốt trong những năm tới.
Tiết kiệm năng lượng trong sấy gỗ Hot
Năng Lượng Mặt Trời Th2 17, 2016