Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Dự án của các thế hệ: bước ngoặt năng lượng Dự án của các thế hệ: bước ngoặt năng lượng
Nangluong.news – Ngày từ thập niên 90 Đức đã khuyến khích năng lượng tái tạo. Bước ngoặt năng lượng sẽ dẫn đến một hệ... Dự án của các thế hệ: bước ngoặt năng lượng

Nangluong.news – Ngày từ thập niên 90 Đức đã khuyến khích năng lượng tái tạo. Bước ngoặt năng lượng sẽ dẫn đến một hệ thống cung cấp chủ yếu từ nguồn năng lượng tái tạo.

Những bãi turbine gió ngoài khơi biển Bắc là những trụ cột của Bước ngoặt năng lượng

Những bãi turbine gió ngoài khơi biển Bắc là những trụ cột của Bước ngoặt năng lượng

Bước ngoặt năng lượng là nhiệm vụ kinh tế và môi trường quan trọng nhất ở Đức. Bước ngoặt năng lượng được định nghĩa là xây dựng lại hệ thống cung cấp năng lượng ở Đức theo hướng từ bỏ dầu, than và năng lượng hạt nhân, chuyển sang năng lượng tái tạo. Chậm nhất đến năm 2050 ít nhất 80% điện năng và 60% tổng nhu cầu năng lượng sẽ phải được đáp ứng từ nguồn năng lượng tái tạo. Bước tiếp theo là từ nay đến năm 2025 tất cả các nhà máy điện hạt nhân sẽ phải từng bước ngừng hoạt động. Bên cạnh đó từ nay đến năm 2015 40% đến 45% nhu cầu điện năng sẽ do nguồn năng lượng tái tạo cung cấp. Từ giữa năm 2015 chỉ còn 8 nhà máy điện hạt nhân hòa vào lưới điện, đóng góp khoảng 15% tổng điện năng. Như vậy Chính phủ Liên bang nỗ lực tiếp tục quá trình chuyển đổi bền vững hệ thống năng lượng được bắt đầu từ năm 2000 với nghị quyết đầu tiên về việc từ bỏ năng lượng hạt nhân và thúc đẩy Luật năng lượng tái tạo. Việc khuyến khích năng lượng tái tạo đã được bắt đầu ở Đức từ thập niên 90 và năm 2000 được quy định trong Luật năng lượng tái tạo (Luật EEG)

 

Kế hoch lâu dài tb năng lưng ht nhân

Cũng trong năm 2000 Chính phủ Liên bang lúc bấy giờ đã thỏa thuận với các tập đoàn năng lượng Đức về việc sẽ từ bỏ năng lượng hạt nhân đến năm 2022. Như vậy các nghị quyết của chính phủ Liên bang năm 2011 về bước ngoặt năng lượng nằm trong một truyền thống chuyển đổi hệ thống cung cấp năng lượng hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo bền vững. Sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản các đảng phái trong Quốc hội Liên bang đã ra nghị quyết đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi hệ thống năng lượng và được đa số người dân ủng hộ. Chính phủ Liên bang coi đó là „bước đi cần thiết tiến tới một xã hội công nghiệp có ý thức trách nhiệm về sự bền vững và gìn giữ thành quả của tạo hóa.“

 

Tuy nhiên không chỉ môi trường và khí hậu hưởng lợi từ bước ngoặt năng lượng, mà nền kinh tế quốc dân cũng có lợi, nhất là cần phải giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt. Cho đến nay mỗi năm nước Đức phải chi khoảng 80 tỷ Euro để nhập than, dầu và khí đốt. Trong những năm tới cần phải từng bước giảm số tiền này bằng cách tăng giá trị gia tăng trong nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Ngoài ra qua những biện pháp đó sẽ xuất hiện thêm những cơ hội xuất khẩu mới và triển vọng tạo thêm việc làm. Một nhiệm vụ trọng tâm khác là tăng cường „trụ cột thứ hai“ của bước ngoặt năng lượng – sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn. Ngành công nghiệp và các nhà máy lớn đã đạt được những mức tiết kiệm đáng kể với những tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng rất cao. Các doanh nghiệp nhỏ và các cơ sở công lập còn cần phải tiếp tục cố gắng. Đặc biệt việc cải tạo hệ thống năng lượng trong những công trình xây dựng cũ có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình tăng hiệu suất năng lượng. Quá trình này đang được Chính phủ Liên bang hỗ trợ. Nhà cửa là nơi sinh ra 40% tổng lượng cacbonic phát thải. Tuy tiêu thụ điện năng giảm nhẹ từ năm 2007, nhưng vẫn cần phải tiếp tục giảm. Cho đến khi đạt được mục tiêu ban đầu đề ra trong quy hoạch năng lượng là giảm 10% cho đến năm 2020 còn cần phải tiếp tục nỗ lực.

 

Bước ngoặt năng lượng không chỉ nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ, mà còn để bảo vệ khí hậu và bảo đảm an ninh năng lượng được tốt hơn. Nhờ phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo đã có thể tăng rõ rệt thành phần năng lượng không tạo ra cacbonic trong hỗn hợp năng lượng sử dụng để sản xuất điện năng. Năm 2014 thành phần điện sinh thái chiếm 26% tổng điện năng được sản xuất ra, nửa đầu năm 2015 chiếm 32,5% tổng tiệu thụ điện năng. Quang năng có thể đáp ứng đến 25% nhu cầu điện trong những ngày làm việc có nắng và thậm chí đến 50% trong những ngày cuối tuần và ngày lễ. 38,7% tất cả nhà ở mới xây được sưởi bằng nguồn năng lượng tái tạo. Đầu năm 2015 đã lắp đặt được 1,5 triệu thiết bị quang năng với công suất định mức khoảng 38,5 gigawatt. Với tổng công suất đã được lắp đặt này Đức đứng thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Mỹ.

 

Lut năng lưng tái to mt tm gương trên trưng quc tế

Luật năng lượng tái tạo (Luật EEG) là một thành công lớn và được nhiều nước trên thế giới coi là một tấm gương để noi theo. Năm 2014 đạo luật này được sửa đổi nhằm mục đích để người dân và doanh nghiệp có khả năng chi trả và bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng ổn định. Lý do phải sửa đổi luật là cái gọi là cơ chế bồi hoàn do luật này quy định. Theo đó chi phí cao cho việc phát triển điện sinh thái được phân chia theo tỷ lệ cho người tiêu thụ gánh chịu. Sau năm 2009 chi phí đó tăng rõ rệt vì các hệ thống quang năng được phát triển mạnh mẽ và phương thức tính toán bị thay đổi. Điều đó gây ra một cuộc tranh luận trong công luận về chi phí của điện sinh thái và bước ngoặt năng lượng. Năm 2015 chi phí bồi hoàn trên lần đầu tiên được  giảm. Ngoài ra Chính phủ Liên bang đang thiết kế một thị trường điện năng mới bảo đảm cung cấp ổn định, cho dù khối lượng điện gió và điện mặt trời tăng mạnh là hai loại hình điện năng có công suất biến động. Một trong những vấn đề chính ở đây là bảo đảm khả năng cung cấp điện của những nhà máy điện chạy  bằng khí đốt được điều phối linh hoạt là loại hình nhà máy điện phát thải cacbonic ít hơn hẳn nhà máy điện chạy bằng than.

 

Bước ngoặt năng lượng không chỉ đòi hỏi phải xây dựng những „nhà máy điện xanh“ mới. Để cung cấp được ổn định hơn, phải thay đổi lưới điện phù hợp với cơ cấu sản xuất điện đã thay đổi. Vì thế đã lập kế hoạch xây dựng thêm hàng nghìn cây số đường điện cao thế. Qua đó điện gió chủ yếu được sản xuất ở bắc Đức có thể được truyền tải đến các trung tâm tiêu thụ ở miền Nam.

 

Lưới điện từng vùng cũng phải được mở rộng, để tiếp nhận điện mặt trời được sản xuất phi tập trung. Không ít trường hợp mở rộng lưới điện gặp phải phản ứng của người dân trong vùng, khi hành lang tuyến cáp điện mới chạy gần khu dân cư. Phía công ty truyền tải cố gắng sớm lưu ý đến những nghi ngại của người dân. Để loại bỏ xung đột thì cũng cần phải tính đến việc đi ngầm đường cáp điện.

Nguồn: www.tatsachen-ueber-deutschland.de