Chuyên Trang Tin Tức Năng Lượng Tái Tạo
Đầu tư điện mặt trời vừa dùng vừa bán cho điện lực là giải pháp giúp sinh lời cao cho các hộ gia đình,... 5 mẹo giúp đầu tư điện mặt trời sinh lời cao nhất

Đầu tư điện mặt trời vừa dùng vừa bán cho điện lực là giải pháp giúp sinh lời cao cho các hộ gia đình, văn phòng, nhà xưởng… nhất là khi nhu cầu dùng điện ngày càng tăng.

Một lần đầu tư, vừa dùng vừa bán, chỉ mất khoảng 4-5 năm để thu hồi vốn, sau đó sử dụng hoàn toàn miễn phí và thu tiền nếu sản xuất dư – lợi nhuận từ điện mặt trời là điều chắc chắn. Tuy nhiên, thực tế, không phải người nào đầu tư điện mặt trời cũng đạt được lợi nhuận như nhau. 5 mẹo sau đây sẽ giúp việc đầu tư vào dạng năng lượng tái tạo này sinh lời cao nhất:

Thứ nhất: Đầu tư điện mặt trời đúng theo nhu cầu

Hệ thống điện mặt trời tại nhà được chia làm 3 loại là độc lập, hòa lưới và hỗn hợp. Hệ thống độc lập thường đi kèm ắc-quy dự trữ điện để dùng vào ban đêm, khi ánh sáng yếu hoặc những nơi vùng sâu vùng xa chưa có điện. Điện mặt trời hòa lưới hiện được sử dụng phổ biến do không cần trang bị ắc-quy, có thể bán lượng điện dư thừa cho ngành điện, giúp giảm thời gian thu hồi vốn (chỉ khoảng 4-5 năm).

Lắp đặt điện mặt trời nên căn cứ nhu cầu sử dụng, mục đích đầu tư để tối ưu lợi nhuận thu về

Tuy nhiên, nhu cầu mỗi gia đình, nhà xưởng… sử dụng điện khác nhau nên việc triển khai đầu tư điện mặt trời cũng cần linh hoạt để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất:

Công suất sử dụng trong tháng: Tùy nhu cầu sử dụng điện mỗi tháng và nhu cầu sử dụng điện khi mất điện để tính toán hệ thống lưu trữ phù hợp. Những gia đình có nhu cầu thấp, dùng khoảng 1-2 triệu đồng/tháng (600-1.200 kWh/tháng), chỉ cần lắp đặt hệ thống 3 kWp trở xuống; nếu nhu cầu trung bình dùng 2-3 triệu đồng/tháng (1.200-1.800 kWh/tháng), nên lắp hệ thống 4-5 kWh; nếu nhu cầu cao dùng 3-4 triệu đồng/tháng (1.800-2.400 kWh/tháng) có thể lắp hệ thống 6-8 kWh. Tương tự, với các nhà xưởng,

  • công trình, tùy vào lượng điện tiêu thụ hàng tháng để chọn lắp hệ thống phù hợp; hoặc đầu tư lắp cả mái để bán cho ngành điện.
  • Thời gian sử dụng điện: Với những nhà máy hay hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện vào ban ngày, đặc biệt nên ưu tiên đầu tư điện mặt trời. Còn nếu chủ yếu tiêu thụ điện vào ban đêm, chỉ nên triển khai hệ thống với sản lượng khoảng 70% nhu cầu điện năng.

Thứ 2: Chú ý địa hình và cách bố trí để tối ưu hóa hiệu suất

Đầu tư điện mặt trời là đầu tư một hệ thống có tuổi thọ lên đến 20-30 năm. Vì thế, để tối ưu hóa hiệu suất, tránh việc sau này cải tạo vị trí sẽ phát sinh chi phí, chỉ nên lắp đặt ở những khu vực có kết cấu chắc chắn như trần bê tông, mái tôn có xà gồ, khung giàn nhà kính chắc chắn với độ bền cao (nếu lắp đặt ở nông trại)… Khi lắp pin mặt trời, không lắp theo phương thẳng đứng hoặc quá dốc (sẽ làm giảm thời gian hứng nắng), không lắp trên mặt phẳng ngang (dễ gây đọng nước, bám bụi trên bề mặt). Nếu xung quanh vị trí lắp đặt có nhiều vật cản che chắn nắng (như các tòa nhà cao tầng), cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo lợi nhuận. Bạn nên nhờ đơn vị lắp đặt đến khảo sát, tư vấn và thi công để đảm bảo đúng kỹ thuật và tối ưu hóa lợi nhuận thu về.

Lắp đặt điện mặt trời đúng kỹ thuật sẽ tăng công suất, độ bền, từ đó giúp tăng lợi nhuận

  • công trình, tùy vào lượng điện tiêu thụ hàng tháng để chọn lắp hệ thống phù hợp; hoặc đầu tư lắp cả mái để bán cho ngành điện.
  • Thời gian sử dụng điện: Với những nhà máy hay hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện vào ban ngày, đặc biệt nên ưu tiên đầu tư điện mặt trời. Còn nếu chủ yếu tiêu thụ điện vào ban đêm, chỉ nên triển khai hệ thống với sản lượng khoảng 70% nhu cầu điện năng.

Thứ 2: Chú ý địa hình và cách bố trí để tối ưu hóa hiệu suất

Đầu tư điện mặt trời là đầu tư một hệ thống có tuổi thọ lên đến 20-30 năm. Vì thế, để tối ưu hóa hiệu suất, tránh việc sau này cải tạo vị trí sẽ phát sinh chi phí, chỉ nên lắp đặt ở những khu vực có kết cấu chắc chắn như trần bê tông, mái tôn có xà gồ, khung giàn nhà kính chắc chắn với độ bền cao (nếu lắp đặt ở nông trại)… Khi lắp pin mặt trời, không lắp theo phương thẳng đứng hoặc quá dốc (sẽ làm giảm thời gian hứng nắng), không lắp trên mặt phẳng ngang (dễ gây đọng nước, bám bụi trên bề mặt). Nếu xung quanh vị trí lắp đặt có nhiều vật cản che chắn nắng (như các tòa nhà cao tầng), cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo lợi nhuận. Bạn nên nhờ đơn vị lắp đặt đến khảo sát, tư vấn và thi công để đảm bảo đúng kỹ thuật và tối ưu hóa lợi nhuận thu về.

Thứ 3: Lựa chọn thiết bị phù hợp, chất lượng

Một hệ thống điện mặt trời bao gồm nhiều thành phần như tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới điện, hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa, tủ phân phối và bảo vệ DC/AC, khung giá đỡ, dây dẫn, thang máng cáp, phụ kiện chuyên dụng… Hiện nay, thị trường điện mặt trời rất phong phú với nhiều thương hiệu, dòng sản phẩm có chất lượng, giá thành khác nhau. Do đó, lựa chọn thiết bị phù hợp, chất lượng tốt sẽ giúp tăng tuổi thọ của toàn hệ thống, giảm hư hỏng, tránh phát sinh các chi phí sửa chữa, thay thế. Hơn nữa, vì hệ hống tiếp xúc trực tiếp với các thách thức từ môi trường như bụi, nước… nên việc đầu tư điện mặt trời với các trang thiết bị chất lượng không chỉ hạn chế nguy cơ rỉ sét, hư hỏng mà còn giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chính người sử dụng và những người xung quanh.

Thứ 4: Chọn đơn vị thi công điện mặt trời uy tín

Mấy năm gần đây, điện mặt trời đang được Nhà nước khuyến khích phát triển trong xu hướng tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Nhiều đơn vị thi công cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên, chất lượng thi công, bảo hành, bảo dưỡng… ở mỗi đơn vị thi công điện mặt trời lại khác nhau dựa trên năng lực, kinh nghiệm và tiêu chuẩn chất lượng riêng. Vì thế, để việc đầu tư điện mặt trời thu về lợi nhuận cao nhất, nên ưu tiện chọn các đơn vị uy tín với nhiều năm kinh nghiệm, có đội ngũ nhân viên kỹ thuật tay nghề cao, có theo dõi giám sát hệ thống và đề xuất bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để tăng tính hiệu quả của công trình. Chi phí lắp đặt ở những đơn vị này có thể nhỉnh hơn nhưng không đáng kể, vẫn chỉ từ 5 – 15% đơn giá hệ thống, mà lại đảm bảo về chất lượng và tuổi thọ của công trình, cũng là đảm bảo lợi nhuận thu về.

Phong Solar – đơn vị chuyên tư vấn, thi công lắp đặt điện mặt trời cho các hộ gia  đình, văn phòng, nhà xưởng, nông trại… trên khắp mọi miền đất nước

Thứ 5: Sở hữu hệ thống điện mặt trời mà không cần bỏ tiền đầu tư

Đây là một mô hình mới mà Vũ Phong Solar áp dụng theo cơ chế Win – Win (cả 2 cùng có lợi). Theo đó, Vũ Phong & Partners sẽ đầu tư hệ thống điện mặt trời chất lượng cao trên mái nhà của doanh nghiệp, bán điện hoặc cho thuê với chi phí ưu đãi hơn giá điện hiện hành từ EVN; kết thúc hợp đồng sẽ chuyển giao toàn bộ miễn phí (0 đồng) cho doanh nghiệp. Cam kết hiệu suất hệ thống khi chuyển giao trên 80-90% tùy điều kiện. Như vậy, chủ doanh nghiệp không cần bỏ tiền đầu tư điện mặt trời, không chịu bất kỳ rủi ro nào mà vẫn có lợi nhuận khi mỗi tháng tiết kiệm được tiền điện hoặc được chia sẻ lợi nhuận từ hệ thống điện mặt trời trên mái. Hơn nữa, mái nhà xưởng lắp đặt pin mặt trời sẽ giảm nhiệt độ bên dưới giúp kho xưởng mát hơn, từ đó tăng độ bền của mái nhà xưởng và góp phần vào giảm phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vũ Phong Solar và Partners sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ từ tài chính tới lắp đặt, thủ tục đấu lưới EVN và vận hành, bảo dưỡng hệ thống vận hành ổn định, hiệu suất cao.

Nguồn: Vuphong.vn